Chuẩn đầu ra ngành Sư phạm Lịch sử NĂM 2017

Thứ tư - 09/05/2018 14:09
Lịch sử không chỉ là một môn học và càng không phải là môn học thông thường, mà là môn học đặc biệt, vừa cung cấp kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới một cách hệ thống và toàn diện, vừa là hình thức dung dưỡng tình cảm, ý thức lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại cho người học. Đó là nhận định của những nhà nghiên cứu. Học Sư phạm Lịch sử các bạn sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng để trở thành nhà giáo góp phần quan trọng vào việc giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam
CHUẨN ĐẦU RA
VỀ KIẾN THỨC

- Có hiểu biết về Các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết chung về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của Việt Nam và thế giới.
- Có kiến thức toàn diện, hệ thống và sâu rộng về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại để làm công tác giảng dạy môn Lịch sử tại các trường Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và đại học.
- Có kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu Lịch sử.
- Có kiến thức cơ bản và cập nhật về khoa học giáo dục và sư phạm.
VỀ KỸ NĂNG

- Có kỹ năng phát hiện và đề xuất vấn đề nghiên cứu Lịch sử: sưu tầm, tập hợp, nghiên cứu, tổng hợp tư liệu lịch sử, phát hiện và đề xuất vấn đề nghiên cứu khoa học.
- Có kỹ năng tổ chức, thực hiện đề tài nghiên cứu Lịch sử.
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
- Có kỹ năng Sư phạm để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả.
- Có kỹ năng tự đổi mới, tự bổ túc, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội; sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn dạy và học Lịch sử.
- Khả năng tư duy sáng tạo, cách tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngành học.
- Kỹ năng tìm kiếm và tự tạo việc làm.
VỀ THÁI ĐỘ
Chương trình nhằm hình thành ở người học:
- Phẩm chất của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
- Ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Làm công tác giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu.
- Làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ quan báo chí và xuất bản; các cơ quan văn hoá, cơ quan công quyền các cấp.
- Tiếp tục học lên ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ các ngành liên quan đến Lịch sử.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, quản lý giáo dục ở địa phương, các viện bảo tàng, thư viện hoặc cơ quan văn hóa.
- Có thể là nhà nghiên cứu lịch sử tại các viện nghiên cứu, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên tại các trường phổ thông.
- Làm việc trong các bảo tàng, các nhà xuất bản, các tòa soạn báo, các cơ quan hành chính Trung ương và địa phương.
- Cố vấn cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v… 
Công việc của nhà Sử học diễn ra ở rất nhiều nơi:
- Trong phòng nghiên cứu để phân tích, tổng hợp và đối chiếu, so sánh các nguồn sử liệu với nhau, nhằm tìm ra câu trả lời chính xác cho các sự kiện.
- Tham gia các cuộc khai quật khảo cổ học, tìm kiếm các hiện vật khảo cổ để phân tích, làm sáng tỏ những sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan.
- Tham gia các cuộc điền dã dân tộc học để tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của một tộc người.
- Tham gia các hội thảo, các chương trình hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước; tham gia thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình để làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử đang được quan tâm.
- Luôn luôn trau dồi kiến thức trên mọi lĩnh vực, tìm tòi các nguồn tư liệu mới trong các thư viện, các trung tâm lưu trữ, trung tâm nghiên cứu cũng như trong các cuộc khảo sát thực tế bổ sung cho công trình nghiên cứu của mình.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Ưa tìm tòi, khám phá, tư duy phân tích và tổng hợp.
- Có niềm đam mê với việc tìm hiểu sự phát triển trong đời sống nhân loại.
 - Có kiến thức sâu rộng về nhiều mặt, nhất là lịch sử.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đại hội Chi bộ Khoa Lịch sử nhiệm kỳ 2017-2020: Đại hội của trí tuệ, đoàn kết và đổi mới

Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm-ĐHĐN, chiều ngày 20 tháng 10 năm 2017, Chi bộ Khoa Lịch sử đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017-2020 với sự tham dự của đầy đảng viên trong khoa. Hội nghị vinh dự được đón PGS.TS Trần Xuân Bách - Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Hiệu trường Nhà trường tham dự...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây