Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Việt Nam học (chuyên ngành văn hoá - du lịch) năm 2019

Thứ hai - 18/09/2023 23:20
Bài viết giới thiệu những nét khái quá về mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT ngành VNH năm 2019. Mục tiêu và chuẩn đầu ra này sẽ được áp dụng cho sinh viên ngành Việt Nam học khoá 2019 - 2023 và 2020 - 2024
MỤC TIÊU, CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH VIỆT NAM HỌC NĂM 2019
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có lý tưởng XHCN, yêu nước, yêu ngành yêu nghề, có lương tâm và đạo đức….
- Có kiến thức toàn diện, hệ thống và sâu rộng về đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt là những kiến thức về văn hoá và du lịch.
- Có năng lực cao đảm bảo yêu cầu của công tác văn hoá và du lịch trên đất nước Việt Nam, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp văn hoá - du lịch của đất nước. Có kỹ năng tự đổi mới, tự bổ túc, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Người có bằng cử nhân Việt Nam học (Chuyên ngành Văn hoá - Du lịch) có thể làm công tác giảng dạy Văn hoá - Du lịch tại các trường Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; hoặc có thể công tác tại các Cơ quan, trung tâm văn hoá, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến các kiến thức về văn hoá - du lịch, hoặc có thể làm việc trực tiếp tại các công ty du lịch, lữ hành với tư cách là người điều hành, quản lý hoặc hướng dẫn viên du lịch…
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
          - Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chấp hành chính sách và pháp luật Nhà nước Việt Nam.
- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật cao; có tác phong phù hợp với cơ chế đời sống công nghiệp, hiện đại và có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo tổ hoặc nhóm.
1.2.2. Kiến thức:
          - Có hiểu biết và nhận thức được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
          - Có các kiến thức về an ninh quốc phòng, kiến thức về giáo dục thể chất, đảm bảo sức khoẻ để công tác, phục vụ Tổ quốc.
- Có trình độ tiếng Anh theo qui định hiện hành;
- Có kiến thức tin học căn bản để có thể sử dụng thành thạo máy tính cùng một số phần mềm chuyên dụng nhằm hỗ trợ công việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và các vấn đề liên quan;
- Có hiểu biết căn bản về kiến thức cơ sở của ngành: Cơ sở văn hóa Việt Nam, nhập môn khoa học du lịch…
- Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực Văn hóa và du lịch như văn hóa làng xã, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán, lễ hội, văn học Việt Nam, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa phương Đông và phương Tây nhìn từ sự đối sánh, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, văn hóa du lịch, tài nguyên du lịch, thị trường du lịch, kinh tế du lịch, văn hóa du lịch…
1.2.3. Kỹ năng:
- Có những kỹ năng cơ bản thực hành nghiệp vụ của nghề sau này như những kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ nhà hàng…
- Có kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành... tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với những vấn đề thực tiễn đặt ra có liên quan.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết giải quyết những vấn đề mới cũng như những thực tiễn đặt ra trong quá trình công tác; từ đó đúc rút được những kinh nghiệm thiết thực, hình thành năng lực tư duy có tính sáng tạo, linh hoạt.
1.2.4. Công việc đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
- Làm việc tại các Sở, ban ngành cấp Tỉnh như: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban quản lý các dự án đầu tư xúc tiến và phát triển du lịch..
- Làm việc tại các Phòng cấp huyện: Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
- Làm việc tại các công ty, trung tâm có liên quan: Các công ty lữ hành, các khách sạn, các dự án bảo tồn và phát triển di tích văn hóa lịch sử.
- Làm việc cho các dự án liên quan đến lĩnh vực quy hoạch và phát triển du lịch…
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, THCN, THPT, các viện nghiên cứu...
2. Chuẩn đầu ra
2.1. Về kiến thức
2.1.1. Kiến thức chung
a. Kiến thức về lí luận chính trị:
- Hiểu được hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
b. Kiến thức về tin học phổ thông:
- Nắm được lược sử hình thành & phát triển của ngành công nghệ thông tin nói chung và khoa học máy tính nói riêng; Phát biểu và giải thích được các kiến thức cơ bản và đại cương về lược sử công nghệ thông tin.
- Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng: hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet.
c. Kiến thức về ngoại ngữ:
- Có khả năng giao tiếp và đọc hiểu văn bản tiếng bằng Tiếng Anh
- Tiếng Anh đạt chuẩn B1 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu).
d. Kiến thức về xã hội:
- Hiểu cơ bản về môi trường tự nhiên, đặc thù kinh tế - xã hội vùng miền.
- Hiểu và ý thức được trách nhiệm là công dân Việt Nam phải sống, học tập và làm việc theo pháp luật Việt Nam, đặc biệt quan tâm Luật Lao động.
e. Kiến thức về giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh:
- Hiểu và vận dụng những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện, ngăn ngừa các chấn thương để củng cố và tăng cường sức khỏe. Sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn đặc thù. Vận dụng những kỹ thuật, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao ngoại khóa cộng đồng.
- Hiểu được nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.
2.1.2. Kiến thức khối ngành
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, văn học Việt Nam, tiếng Việt; biết vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những lĩnh vực cụ thể của chuyên ngành.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn
- Nắm vững một số tri thức đại cương về mĩ học, nhân học, âm nhạc; có khả năng vận dụng những trí thức đó vào học tập và nghiên cứu Việt Nam học.
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam, địa lý, địa danh Việt Nam…
- Có khả năng phân tích, đánh giá những sự kiện lịch sử tiêu biểu của Việt Nam và thế giới
2.1.3. Kiến thức chuyên ngành
a. Kiến thức chuyên ngành bắt buộc:
- Nắm vững kiến thức về văn hóa truyền thống của Việt Nam như: nghệ thuật biểu diễn, làng xã, mĩ thuật và kiến trúc Việt Nam, thắng cảnh, văn hóa ẩm thực …
- Có khả năng phân tích được những yếu tố văn hóa đặc trưng của địa phương, văn hóa của các dân tộc thiểu số, văn hóa biển
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về một số họat động nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành như: nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ lữ hành…; có khả năng vận dụng sáng tạo trong các họat động cụ thể.
- Vận dụng được các kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật… về Việt Nam để phục vụ cho công tác văn hóa, du lịch.
- Nắm vững được kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
b. Kiến thức chuyên ngành bổ trợ:
Áp dụng được các kiến thức chuyên ngành trong nghiên cứu khoa học.
- Đáp ứng được các công việc của một cán bộ văn hóa, hướng dẫn viên du lịch, quản lý công ty du lịch, lữ hành, khách sạn nhà hàng…
- Nắm vững các kỹ năng: làm việc nhóm, giao tiếp, đọc, thuyết trình và công bố công trình nghiên cứu khoa học.
- Nắm vững được các phần mềm và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu, làm việc liên quan đến ngành và chuyên ngành đào tạo.
- Nhận thức được trách nhiệm, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp và tôn trọng pháp luật nhà nước.
- Nắm bắt được và tuân thủ các văn bản quy định liên quan đến ngành và chuyên ngành như: Luật Du lịch, tiêu chuẩn của ngành và các thông tư hiện hành.
2.1.4. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
- Nhận diện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến Việt Nam học trong thực tiễn
- Nắm được kiến thức sâu về một mảng đề tài trong nghiên cứu Việt Nam học, các kĩ năng xử lí, nghiên cứu vấn đề, kĩ năng xây dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp.
2.2. Về kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng tự nghiên cứu, học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên ngành.
- Biết tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp và khai thác thông tin, công nghệ mới.
- Có kỹ năng tư duy lập trình, lập kế hoạch, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
- Có năng lực sáng tạo, phát triển và thích nghi những thay đổi trong nghề nghiệp.
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Có các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm - việc cộng tác trong suốt quá trình học thông qua bài tập tiểu luận, thuyết trình nhóm, khóa luận tốt nghiệp.
- Có kỹ năng phản biện, hùng biện, lãnh đạo, dẫn dắt nhóm và huy động sức mạnh tập thể.
- Có khả năng đương đầu với thách thức và rủi ro.
- Thích nghi đa văn hóa.
2.3. Về phẩm chất đạo đức
2.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Trung thực và công bằng.
- Lễ độ và khiêm tốn.
- Tiết kiệm và liêm chính.
- Có tinh thần học tập và rèn luyện suốt đời, tôn trọng sự học.
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
- Tiên phong về mục đích và tầm nhìn trong cuộc sống, dám đương đầu với khó khăn - thử thách.
2.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Có tác phong và hành vi chuyên nghiệp.
- Có tính kiên nhẫn, khẩn trương và sẵn sàng cung cấp kết quả, tài xoay xở và linh động: có trách nhiệm với sản phẩm công việc của mình, tự tin – cam đảm và nhiệt tình hoàn thành sản phẩm dự kiến, thích nghi với sự thay đổi, tính sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập, làm việc cởi mở với người khác và chịu khó nắm bắt nhiều quan điểm, sẵn sàng tiếp nhận phản hồi và phê bình, kịp thời cung cấp hồi đáp.
- Có tinh thần phát huy sáng kiến và tính sẵn sàng quyết định khi còn có sự không chắc chắn: phát triển quá trình thực thi sáng kiến, dự đoán lợi ích và rủi ro khi quyết định hoặc thực hiện một hành động.
- Biết cân bằng công việc và cuộc sống.
- Trung thành với tổ chức.
2.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có trách nhiệm với xã hội.
- Tuân thủ luật pháp.
- Có tính công bằng và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
- Nhiệt tình tham gia công tác xã hội: có lòng trắc ẩn, tinh thần phê phán và bài trừ điều xấu.
- Trung thành với Tổ quốc.
2.3.4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Sau khi ra trường, cử nhân ngành Việt Nam học có thể làm việc ở các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài….
- Cử nhân Việt Nam học có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, văn học, tiếng Việt. Vì vậy, cử nhân Việt Nam học có thể làm việc ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu các tổ chức nghề nghiệp liên quan…
- Cử nhân Việt Nam học có khả năng tác nghiệp về báo chí, du lịch, văn phòng ….
- Cử nhân ngành Việt Nam học có khả năng học thạc sĩ hoặc tiến sĩ các ngành liên quan đến Việt Nam học như: văn hóa, văn học, lịch sử, du lịch, báo chí.
- Làm việc tại các công ty, trung tâm có liên quan: Các công ty lữ hành, các khách sạn, các dự án bảo tồn và phát triển di tích văn hóa lịch sử.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đại hội Chi bộ Khoa Lịch sử nhiệm kỳ 2017-2020: Đại hội của trí tuệ, đoàn kết và đổi mới

Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm-ĐHĐN, chiều ngày 20 tháng 10 năm 2017, Chi bộ Khoa Lịch sử đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017-2020 với sự tham dự của đầy đảng viên trong khoa. Hội nghị vinh dự được đón PGS.TS Trần Xuân Bách - Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Hiệu trường Nhà trường tham dự...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây