Chuẩn đầu ra ngành cử nhân sư phạm Lịch sử và Địa lí

Thứ tư - 06/03/2019 07:01

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

* VỀ KIẾN THỨC
- CĐR 1: Vận dụng được kiến thức Lịch sử và Địa lí vào các hoạt động chuyên môn.
+ Hiểu được bản chất, quy luật vận động, phát triển các sự kiện lịch sử, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.
+ Phân tích được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam và thế giới để rút ra được những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của Việt Nam hiện nay. 
+ Vận dụng được các kiến thức lịch sử, địa lí và thực tiễn cuộc sống.
- CĐR 2: Vận dụng các kiến thức lý luận, phương pháp dạy học một cách hiệu quả trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS.
+ Xác định được các kiến thức lịch cơ bản trong chương trình Lịch sử và Địa lí ở trường THCS.
+ Xác dịnh được phương pháp dạy học phù hợp với các kiến thức Lịch sử và Địa lí ở trường THCS..
+ Sử dụng được các phương tiện dạy học (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh…) trong quá trình dạy học Lịch sử và Địa lí ở trường THCS.
+ Vận dụng được các phương pháp kiểm tra đánh giá vào quá trình giảng dạy.
+ Phân tích và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS.
- CĐR 3: Hiểu được các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo.
+ Thường xuyên cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng.
+ Chấp hành nghiêm Hiến pháp và Pháp luật.
+ Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
+ Có tác phong, phẩm chất mẫu mực của Nhà giáo.
* VỀ KỸ NĂNG
- CĐR 4: Xây dựng được các bài học lịch sử, địa lí địa phương; bài thực hành địa lí.
+ Thiết kế được các bài học Lịch sử và Địa lí địa phương phản ánh được những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lịch sử, văn hóa của từng địa phương.
+ Tổ chức các bài học Lịch sử và Địa lí tại thực địa phù hợp, tạo hững thú học tập cho học sinh.
+ Thực hiện được các bài thực hành địa chính xác, hiệu quả.
+ Xây dựng được một số bài thực hành địa lí đơn giản, mới.
- CĐR 5: Tổ chức được các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh bậc THCS.
+ Tổ chức được các giờ học chủ nhiệm lớp.
+ Giải quyêt được các tình huống giáo dục cho học sinh
+ Tư vấn được tâm lý học đường cho học sinh trung học.
+ Xây dựng được các hoạt động trải nghiệm ở trường trung học.
+ Có năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường.
- CĐR 6:Tổ chức được tiến trình dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo đúng phân phối chương trình.
+ Thiết kế được tiến trình dạy học Lịch sử và Địa lí có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
+ Tổ chức được tiến trình giảng dạy Lịch sử và Địa lí ở bậc THCS phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện từng trường.
+ Tổ chức được các bài học tích hợp khi giảng dạy các chủ đề tích hợp Lịch sử và Địa lí.
- CĐR 7: Có năng lực giao tiếp, đánh giá trong các hoạt động giáo dục.
+ Có năng lực giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ với học sinh và các mối quan hệ xã hội khác.
+ Có khả năng giao tiếp bằng văn bản và báo cáo và thảo luận
+ Tổ chức được các hoạt động đánh giá quá trình và thường xuyên trong quá trình dạy học.
+ Thiết kế được các công cụ đánh giá kết quả giáo dục
+ S dụng được các phần mềm hỗ trợ đánh giá kết quả học tập học sinh
- CĐR 8: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các công việc chuyên môn.
+ Tìm kiếm được thông tin cần thiết trên internet phục vụ cho học tập và công việc chuyên môn.
+ Sử dụng thành thạo MS. Offices để viết báo cáo, thuyết trình dự án, và soạn bài giảng điện tử.
+ Sử dụng được các phần mềm bổ trợ khác để phân tích, xử lý số liệu, vẽ đồ thị, thiết kế thí nghiệm ảo, và học tập trực tuyến.
* VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CĐR 9: Có năng lực học tập suốt đời và phát triển bản thân.
+ Giao tiếp được bằng ngoại ngữ để tham khảo tài liệu chuyên môn
+ Xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn
+ Khả năng tự học, ý thức chủ động tìm kiếm, khai thác, xử lý khoa học, có hiệu quả các chương trình và các nguồn tài nguyên học tập.
- CĐR 10: Có năng lực nghiên cứu khoa học.
+ Xác định vấn đề cấp thiết có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn làm đề tài nghiên cứu.
+ Vận dụng được cácphương pháp nghiên cứu khoa học vào việc thực hiện có hiệu quả các đề tài nghiên cứu cụ thể.
+ Thực hiện được các bước tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học và trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Công đoàn viên Khoa Lịch sử vinh dự nhận danh hiệu "Giỏi việc Trường - Đảm việc nhà"

Tham dự Hội nghị có PGS.TS Ngô Văn Dưỡng – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc ĐHĐN; TS. Nguyễn Đức Hùng – Chủ tịch Công đoàn ĐHĐN, hơn 150 các đồng chí là cán bộ công đoàn các cấp trực thuộc Công đoàn ĐHĐN, đại diện các tập thể và cá nhân được khen thưởng nhân dịp sơ kết 3 năm phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây