Khoa Lịch sử tham gia bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên nòng cốt tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Tây Nguyên
Thứ ba - 03/12/2019 18:17
Tháng 10/2019 vừa qua, Khoa Lịch sử đã tham bồi dưỡng giáo viên nòng cốt cho thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Tây Nguyên chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo do Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng và 05 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng).
Thực hiện kế hoạch chung của Trường Đại học Sư phạm, Khoa Lịch sử đã cử giảng viên tham gia nhiều khóa tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội và Đà Nẵng cũng như các buổi trao đổi, tọa đàm do Nhà trường tổ chức. Các khóa bồi dưỡng trong tháng 10/2019 vừa qua đã quy tụ 2.000 giáo viên nòng cốt ở các trường, cơ sở giáo dục đến từ thành phố Đà Nẵng và 05 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng) bao gồm nhiều bộ môn trong đó có bộ môn lịch sử ở các cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Các giảng viên trong Khoa được Nhà trường điều động đã khắc phục mọi khó khăn, chuẩn bị kỹ về nội dung, phương pháp, kỹ năng, tinh thần làm việc chung, phối hợp với giảng viên các Khoa khác thực hiện các nhiệm vụ chung trong các đợt bồi dưỡng. Nhờ vậy, Khoa đã có nhiều đóng góp vào thành công chung của các đợt bồi dưỡng. Các khoá bồi dưỡng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các học viên. Nhiều ý kiến phản hồi đánh giá cao thành công của chương trình, tuy khối lượng kiến thức phải dung nạp là rất lớn, song với phương thức truyền đạt kiến thức mới, sinh động, các giảng viên hướng dẫn thật sự đã tạo một không khí học tập hào hứng, thú vị. PGS.TS Lưu Trang – Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ: “Do đây là lần đầu tiên thay đổi phương pháp bồi dưỡng, có nhiều cách thức truyền đạt, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm mới, có thể còn có những khó khăn, vướng mắc, song với nỗ lực, tâm huyết của các học viên, chúng tôi tin tưởng rằng, từ các khoá bồi dưỡng đầu tiên này, sẽ tạo ra nhiều “cánh chim đầu đàn” định hướng, nòng cốt cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới được triển khai hiệu quả trong tương lai”.
Theo Kế hoạch của Bộ GD&ĐT, nhằm chuẩn bị triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, đến năm 2021, cả nước sẽ hoàn thành bồi dưỡng giáo viên cốt cán của Chương trình cho 800 giảng viên sư phạm, 1.000 cán bộ quàn lý cấp sở/phòng GD&ĐT, 4.000 hiệu trưởng, 35.000 giáo viên phổ thông đồng thời hoàn thành bồi dưỡng đại trà cho khoảng 3.500 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, khoảng 28.000 hiệu trưởng và khoảng 900.000 giáo viên phổ thông. Do vậy, “Toàn thể giảng viên Khoa Lịch sử tiếp tục bồi dưỡng, nghiên cứu, để có được hành trang vững chãi, tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Nhà trường” TS. Nguyễn Duy Phương - Trưởng khoa Khoa Lịch sử chia sẻ. Một số hình ảnh Giảng viên Khoa Lịch sử tham gia các khóa bồi dưỡng:
1. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam; Việt Nam học
2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển kết hợp với thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh)
3. Kế hoạch tuyển sinh:
* Đăng ký: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 06/5/2022.
* Thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Dự kiến 14/5/2022.
* Công bố kết...