Chương trình Đào tạo ngành cử nhân Việt Nam học CLC (Chuyên ngành Văn hóa - Du lịch)

Thứ tư - 06/03/2019 06:36

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số …  ngày …tháng…năm… của Hiệu trưởng
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng)

Tên cơ sở đào tạo:                Trường ĐH Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng
Tên chương trình đào tạo:   Việt Nam học CLC
Ngành đào tạo:                     Việt Nam học
Mã số:                                   
Hình thức đào tạo:               Chính quy
 

I. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

1.1. Mục tiêu

Chương trình đào tạo nhằm mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; có sức khỏe tốt; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân; có kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực và kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ ở trình độ cao trong lĩnh vực Việt Nam học, cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Việt Nam học như: kiến thức về văn hoá Việt Nam, lịch sử Việt Nam, văn học Việt Nam… Với khối lượng kiến thức và kĩ năng đã được đào tạo, người học có thể góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Chương trình đào tạo các cử nhân có kiến thức chuyên sâu về Việt Nam học; kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học, có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học CLC có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế…

2. Thời gian đào tạo

Theo thiết kế chương trình là 4 năm, tùy theo khả năng và điều kiện học tập, sinh viên có thể rút ngắn còn 3 năm hoặc kéo dài thời gian học tối đa đến 6 năm.
  1. Khối lượng kiến thức toàn khoá
145 tín chỉ (không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng; bao gồm 10 tín chỉ tăng cường ngoại ngữ).
  1. Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên phải tích lũy đầy đủ số tín chỉ của chương trình đào tạo ( ≥145 tín chỉ), các chứng chỉ theo yêu cầu và không ở trong giai đoạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  1. Thang điểm
Theo quy chế đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ.
  1. Cấu trúc chương trinh: Khung chương trình
Tổng tín chỉ phải tích lũy: 145 tín chỉ. Trong đó:
  • Kiến thức giáo dục đại cương: 29 tín chỉ
  • Kiến thức cơ sở khối ngành: 38 tín chỉ
  • Kiến thức bắt buộc của ngành: 39 tín chỉ
  • Kiến thức tự chọn của ngành: 20 tín chỉ
  • Kiến thức bổ trợ tự do: 04 tín chỉ
  • Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 14 tín chỉ
TT TÊN HỌC PHẦN SỐ TÍN CHỈ NN
TC LT TH  
  KIẾN THỨC CHUNG        
  Học phần bắt buộc (tất cả các chương trình)        
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa  Mác –Lênin (1) 2 2 0  
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa  Mác –Lênin (2) 3 3 0  
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0  
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 3 0  
5 Tin học đại cương (Tin học CN1) 2 1 1  
6 Tiếng Anh A2.1 3 3 0 TA
7 Tiếng Anh A2.2 4 4 0 TA
8 Pháp luật đại cương 2 2 0  
10 Giáo dục thể chất 1 (1) (0) (1)  
11 Giáo dục thể chất 2 (1) (0) (1)  
12 Giáo dục thể chất 3 (1) (0) (1)  
13 Giáo dục thể chất 4 (1) (0) (1)  
14 Giáo dục thể chất 5 (1) (0) (1)  
15 Giáo dục quốc phòng (4t)      
  TỔNG SỐ TÍN CHỈ CỦA KHỐI 21 20 1  
  KIẾN THỨC NGÀNH        
16 Đại cương dân tộc học và các tộc người ở Việt Nam 2 2 0  
17 Tiếp xúc văn hoá Đông – Tây ở Việt Nam 3 3 0  
18 Tiếng Anh chuyên ngành 1 3 3 0 TA
19 Lịch sử Việt Nam đại cương 3 3 0  
20 Cơ sở khảo cổ học 2 2 0  
21 Tiếng Việt thực hành 2 2 0  
22 Lịch sử kiến trúc Việt Nam 2 2 0  
23 Lịch sử âm nhạc Việt Nam 2 2 0  
24 Tiếng Anh chuyên ngành 2 2 2 0 TA
25 Văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam 3 3 0  
26 Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam 3 3 0  
27 Phong tục, tập quán và lễ hội Việt Nam 3 3 0  
28 Văn hoá Champa 3 3 0  
29 Văn hóa du lịch 2 2 0  
30 Văn hoá ẩm thực Việt Nam 3 3 0  
31 Văn hóa Đông Nam Á 3 3 0  
32  Lịch sử chủ quyền lãnh thổ Việt Nam 3 0  
33 Lịch sử văn minh thế giới 3 3 0 TA
34 Cơ sở văn hóa Việt Nam 3 3 0  
35 Thực tế chuyên môn 1 2 2 0  
36 Kiến tập chuyên môn 2 2 0  
37 Thực tập tốt nghiệp 3 3 0  
38 Thực tế chuyên môn 2 2 2 0  
39 Địa lý Việt Nam 3 3 0  
  TỔNG SỐ TÍN CHỈ CỦA KHỐI 61 61 0  
  KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH        
40 Lịch sử thế giới đại cương 2 2 0  
41 Nhập môn khoa học du lịch 2 2 0  
42 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành 2 1 1  
43 Tài nguyên du lịch 2 2 0  
44 Quy hoạch du lịch 2 2 0  
45 Thanh toán quốc tế 2 2 0  
46 Phát triển du lịch bền vững 2 2 0  
47 Kinh tế du lịch 3 3 0  
48 Hệ thông chính trị và các văn bản pháp luật liên quan đến DL 2 2 0  
49 Tổng quan ngành lưu trú 2 2 0  
50 Marketing du lịch 3 2 1 TA
51 Quản trị kinh doanh lữ hành 3 3 0  
52 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 4 2 2 TA
53 Tổ chức sự kiện 2 1 1 TA
54 Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh du lịch 2 1 1  
55 Nghiệp vụ khách sạn 3 2 1 TA
  TỔNG SỐ TÍN CHỈ CỦA KHỐI 38  31  7  
  KIẾN THỨC TỰ CHỌN        
56 Văn hóa làng xã 3 3 0  
57 Du lịch làng nghề 3 3 0  
58 Thống kê ứng dụng trong du lịch 3 3 0  
59 Nghiệp vụ điều hành tour 3 3 0  
60 Du lịch sinh thái 3 3 0  
61 Thị trường du lịch 2 2 0  
62 Các nền văn minh thời cổ trung đại trên đất nước Việt Nam 3 3 0  
63 Địa danh học và địa danh Việt Nam 3 3 0  
64 Văn hóa biển đảo ở Việt Nam 3 3 0  
65 Lịch sử văn học Việt Nam 3 3 0  
66  Lịch sử tư tưởng phương Đông 3 3 0  
67 Giáo dục giới tính và phương pháp giáo dục giới tính 2 2 0  
68 Khóa luận tốt nghiệp 6 0 6  
  TỔNG SỐ TÍN CHỈ CỦA KHỐI 40  34  
TỔNG SỐ TÍN CHỈ TOÀN KHÓA                                                160      
Tổng số tín chỉ bắt buộc 120      
Tổng số tín chỉ tự chọn tối thiểu (chọn ra 15  tín chỉ) 15      
               Ngoài ra, sinh viên được học thêm 13 tín chỉ Tiếng Anh tăng cường.
    1. Học phần bắt buộc đạt điểm C
Để đảm bảo chất lượng cao yêu cầu sinh viên phải đạt từ điểm C trở lên cho , các học phần sau đây.
STT Mã HP Tên học phần Số  TC
1   Cơ sở văn hóa Việt Nam 03
2   Tài nguyên du lịch 02
3   Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 04
4   Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam 03
5   Nhập môn khoa học du lịch 02
6   Quản trị kinh doanh lữ hành 03

Học phần giảng dạy bằng tiếng  Anh/Slide tiếng Anh

STT Mã HP Tên học phần Số  TC Slide TA Giảng bằng TA
  1.  
  Tiếng Anh A2.1 03 X X
  1.  
  Tiếng Anh A2.2 04 X X
  1.  
  Tiếng Anh chuyên ngành 1 03 X X
  1.  
  Tiếng Anh chuyên ngành 2 02 X X
  1.  
  Lịch sử văn minh thế giới 03 X X
  1.  
  Marketinh du lịch 03 X X
  1.  
  Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 04 X X
  1.  
  Tổ chức sự kiện 02 X X
  1.  
  Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh du lịch 02 X X
  1.  
  Nghiệp vụ khách sạn 03 X X
File đính kèm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN - “Hành trình hơn 40 năm xây dựng và phát triển”

Khoa Lịch sử, tiền thân là Ban Sử - Địa - Tâm lý Giáo dục được thành lập vào ngày 03/11/1976. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển với nhiều lần tách nhập, thay đổi tên gọi, ngày 07 tháng 01 năm 2005, Giám đốc Đại học Đà Nẵng đã ban hành quyết định thành lập Khoa Lịch sử trên cơ sở tách ra từ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây