Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Việt Nam hiện đại

Thứ hai - 29/11/2021 15:55
                                
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
1.1 Tên học phần (tiếng Việt)  Lịch sử Việt Nam hiện đại
1.2 Tên học phần (tiếng Anh) Modern Vietnamese history
1.3 Mã học phần: 31841426
1.4. Số tín chỉ: 4TC
1.5. Phân bố thời gian:  
- Lý thuyết: 3TC (45 tiết)
- Thực hành loại 1: 1TC (15 tiết)
- Thực hành loại 2: 0TC (0 tiết)
- Tự học: 120 tiết
1.6. Các giảng viên phụ trách học phần:  
- Giảng viên phụ trách chính: TS. Nguyễn Minh Phương
- Danh sách giảng viên cùng giảng dạy: TS. Nguyễn Duy Phương
- Bộ môn phụ trách giảng dạy: Lịch sử Việt Nam và phương pháp giảng dạy
1.7. Điều kiện tham gia học phần:  
- Học phần tiên quyết: Không
- Học phần học trước: Lịch sử Việt Nam cận đại
- Học phần song hành: Không
1.8 Loại học phần: S Bắt buộc
£   Tự chọn bắt buộc
£   Tự chọn tự do
1.9 Thuộc khối kiến thức £ Kiến thức Giáo dục đại cương  
£ Kiến thức Cơ sở ngành
S Kiến thức Chuyên ngành   
£ Kiến thức Nghiệp vụ Sư phạm   
£ Kiến thức Thực tập và Khóa luận   
2. Mô tả tóm tắt học phần
        Học phần Lịch sử Việt Nam hiện đại trình bày kiến thức về lịch sử Việt Nam thời hiện đại (1945 đến nay), là sự kế tiếp kiến thức về lịch sử Việt Nam thời cổ trung đại và cận đại, giúp cho người học có kiến thức lịch sử Việt Nam một cách hệ thống, liên tục. Bên cạnh đó, góp phần giúp người học hình thành và phát triển một số kĩ năng, thái độ, góp phần thực hiện mục tiêu, chuẩn đàu ra của chương trình đào tạo.
3. Mục tiêu học phần
3.1. Mục tiêu chung
        Học phần trình bày kiến thức lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 đến nay trải qua các giai đoạn: Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), kháng chiến chống Đến Quốc Mĩ và bè lũ tay sai (1954-1975), chiến tranh bảo vệ biên giới (1979), xây dựng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước (1975 đến nay); Hình thành cho người học thái độ, kỹ năng cần thiết.
   3.2. Mục tiêu cụ thể (Course Objectives: COs)
- C01. Tóm tắt được tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay.
- C02. Hiểu được thành tựu và hạn chế của cách mạng nước ta trong mỗi giai đoạn lịch sử
- C03. Phân tích được âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành các chiến lược chiến tranh ở hai miền nước ta
- C04. Đánh giá được tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi và bài học lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- C05. Hình thành kỹ năng phân tích các sự kiện và hiện tượng lịch sử, kỹ năng so sánh, bình luận các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
- CO6. Vững vàng trong lập trường chính trị và thái độ chính trị trước diễn biến của lịch sử, biết đánh giá khoa học, khách quan trước các nhân vật và sự kiện lịch sử, biết nhìn nhận các vấn đề lịch sử trên quan điểm duy vật biện chứng.
  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Course Learning Outcomes: CLOs)
Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng:
Chuẩn đầu ra (CLOs) Nội dung Chuẩn đầu ra học phần (CLOs)
CLO1 Trình bày được những diễn biến chính của tiến trình Lịch sử Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1945 đến nay.
CLO2 Phân tích được công lao đóng góp của một số nhân vật lịch sử trong thời kì hiện đại đối với tiến trình phát triển của Lịch sử dân tộc.
CLO3 Phân tích được ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam, thế giới đến sự phát triển của các phong trào đấu tranh cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
CLO4 Đánh giá được ảnh hưởng của một số sự kiện lịch sử quan trọng giai đoạn đoạn từ năm 1945 đến nay đối với sự phát triển của lịch sử Việt Nam và Thế giới.
CLO5 Xác định được vấn đề nghiên cứu, hoàn thiện và trình bày một chủ đề nghiên cứuvề Lịch sử Việt Nam hiện đại
CLO6 Rút ra được bài học thành công, thất bại từ những sự kiện lịch sử thời hiện đại và vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hiện tại và tương lai.
CLO7 Làm việc nhóm hiệu quả, thuyết trình báo cáo kết quả học tập.
5. Mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra học phần (CLOs) và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLOs):
Mức độ đóng góp, hỗ trợ của CLO đối với PLO được xác định cụ thể như sau:
Điền một trong các mức I, R, M  hoặc chừa trống (nếu không có sự liên hệ) và điền A vào ô tương ứng
Chuẩn đầu ra học phần (CLOs) Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLOs)
PLO1 PLO2 PLO3 PLO4 PLO5 PL06 PLO7 PLO8
CLO 1 M,A              
CLO 2 M,A              
CLO3 R              
CLO 4 R              
CLO 5         R      
CLO 6           M,A    
CLO 7             I  

6. Đánh giá học phần
6.1. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá của học phần
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng các thành phần: đánh giá quá trình, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ, các hoạt động đánh giá khác.
Thành phần đánh giá Bài đánh giá Phương pháp đánh giá Tiêu chí Rubric Trọng số bài đánh giá (%) Trọng số thành phần (%) CĐR học phần có liên quan
A1. Đánh giá quá trình A1.1 Chuyên cần, hoạt động trên lớp P1.1 Số buổi học tham gia/ Mức độ tham gia đóng góp trên lớp R.01 W1.1
50%
W1.
20%
CLO 1,2,3,4,5
  A1.2 Bài tập cá nhân P1.2 Bài tập nộp bản giấy hoặc qua mail R.02 W1.2
50%
CLO 1, 2, 3, 4, 5
A2. Đánh giá giữa kỳ A2.1 Báo cáo chuyên đề theo nhóm P2.1 Đánh giá cuốn báo cáo (nộp bản in) R.03 W2.1
50%
W2.
30%
 
CLO1, 2, 3, 4
P2.1 Đánh giá thuyết trình nhóm R.04 W2.2
50%
A3. Đánh giá cuối kỳ A3.1 Bài tiểu luận cá nhân P3.2. Bài tiểu luận cá nhân (in nộp) R.02 W3.2
100%
W3.
50%
CLO2, 5

6.2. Nhiệm vụ của sinh viên
Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tham gia ít nhất 80% số tiết học của lớp học phần;
- Tham gia các hoạt động làm việc nhóm theo qui định của lớp học phần;
- Tự tìm hiểu các vấn đề do giảng viên giao để thực hiện ngoài giờ học trên lớp;
- Hoàn thành tất cả bài đánh giá của học phần.

7. Kế hoạch và nội dung giảng dạy học phần
Tuần/
Buổi
(4 tiết/ buổi)
Nội dung chi tiết
của Bài học/ Chương
Số tiết (LT/ THL1/ THL2) Hoạt động dạy và học Bài đánh giá CĐR học phần liên quan
Phương pháp giảng dạy Phương pháp học tập
1 Chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
1.1. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (2-9-1945 đến 19-12-1946)
1.1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.1.2. Các chủ trương biện pháp để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
1.1.3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng
3/1/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bài tập nhóm: + Sơ đồ hóa những thuận lợi, khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Phân tích điểm giống và khác nhau của việc ta ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9/1946.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 18-53.
A1.1 CLO1
CLO2
CLO 3
2 1.2. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp
(1946 - 1950)
1.2.1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ
1.2.2. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (1946-1950)
1.2.3. Chiến dịch Biên giới Thu đông và cục diện mới trên chiến trường chính Bắc Bộ
3/1/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài tập nhóm:
+  Trình bày phía gây ra chiến tranh?
+ Phân tích điểm giống và khác nhau giữa Chiến dịch Việt Bắc và Chiến dịch Biên giới.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 54-67.
A1.1 CLO1
CLO2
CLO 3
3 1.3. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1951 - 1953)
1.3.1. Pháp - Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương
1.3.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951)
1.3.3. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
1.3.4. Giữ vững thế chủ động tấn công địch trên chiến trường
3/1/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài tập nhóm:
+ Phân tích ý nghĩa ĐHĐB TQ lần thứ II của Đảng.
+ Thành tựu và vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống Pháp.
+ Trình bày sự chủ động tiến công của ta trên chiến trường.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 70-90.
A1.1 CLO1
CLO2
CLO 3
CLO4
4

1.4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

1.4.1. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ. Kế hoạch Nava
1.4.2. Cuộc tấn công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch ĐBP
1.4.3. Hội nghị Giơnevơ và Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.
1.4.4. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ
3/1/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài tập nhóm:
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP.
+ Phân tích điểm được và hạn chế của ta qua Hiệp định Giơnevơ.
+ Phân tích vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 93-134.
A1.1 CLO 3
CLO4
CLO5
CLO6
CLO7
5 Chương 2: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai (1954-1975)
2.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống Mĩ - ngụy ở miền Nam (1954-1965)
2.1.1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 và những nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới
2.1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan
hệ sản xuất
2.1.3. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và xây dựng lực lượng tiến tới “Đồng khởi” (1954 - 1960)
4/0/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 135-162.
A1.1 CLO1
CLO2
CLO 3
6 2.1.4. Miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 - 1965)
2.1.5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
(1961 – 1965)
3/1/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thảo luận nhóm:
+ Trình bày những thành tựu chính của Miền Bắc.
+ Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện CTĐB.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 163-221.
A1.1 CLO1
CLO2
CLO 3
 
7 2.2. Hai miền đất nước trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ xâm lược, miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu (1965 – 1973)
2.2.1. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968)
2.2.2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965-1968)
2.2.3. Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)
3/1/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thảo luận nhóm:
+ So sánh CTCB và CTĐB.
+ Trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến tranh phá hoại MB lần thứ nhất.
+ Phân tích vì sao Mĩ thực hiện VNH chiến tranh.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 222-233.
A1.1 CLO1
CLO2
CLO 3
CLO4
8 Đánh giá giữa kỳ Giao nhiệm vụ, hướng dẫn SV thực hiện Thực hiện nhóm và nộp sản phẩm (quyển báo cáo, video…) A2.1 CLO2
CLO 3
CLO4
CLO5
9 2.3. Cả nước dồn sức giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc (1973–1975)
2.3.1. Miền Bắc khôi phục kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam
2.3.2. Miền Nam chống địch “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực cho công cuộc giải phóng đất nước
3/1/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thảo luận nhóm:
+ Phân tích âm mưu của Mĩ trong việc dựng nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ?
+ Trình bày khái quát thông qua sơ đồ hóa về Hiệp định Paris.
+ Tại sao Hiệp định Paris lại kéo dài.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 234-251.
A1.1 CLO1
CLO2
CLO 3
 
10 2.3.3. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
2.3.4. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mĩ và bè lũ tay sai.
2/2/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Ra bài tập, hướng dẫn buổi thảo luận.
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chuẩn bị nội dung thảo luận.
A1.1 CLO1
CLO2
CLO 3
CLO6
CLO7
 
11 Thảo luận 0/4/0 + Khái quát, củng cố nội dung chương 2.
+ Gợi ý vấn đề cho SV thảo luận, nhận xét, đánh giá
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thảm luận nhóm:
+ Phân tích vai trò hậu phương của Miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và bè lũ tay sai.
+ Phân tích sự giống và khác nhau của các loại hình chiến tranh kiểu mới của Mĩ áp dụng tại Miền Nam Việt Nam.
+Trình bày điểm giống và khác nhau giữa HĐ Giơnevơ và HĐ Paris.
+ Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 252-257.
A1.2 CLO1 CLO2
CLO3
CLO4
CLO5
12 Chương 3: Xây dựng đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa (1975-nay)
3.1. Việt Nam trong năm đầu tiên sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1975 – 1976)
3.1.1. Tình hình 2 miền Nam - Bắc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
3.1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình miền Nam sau giải phóng
3.1.3. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975-1976)
2/2/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thảo luận nhóm:
+ Thuận lợi và khó khăn của nước ta sau năm 1975?
+ Các giải pháp của ta nhằm đối phó tình hình khó khăn?
+ Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 257-262.
A1.1 CLO3
CLO4
13 3.2. Việt Nam bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc (1976–1985)
3.2.1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới
3.2.2. Bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội
3.2.3. Đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc (1975-1979)
3/1/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thảo luận nhóm: Trình bày những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và biển Đông từ 1979 đến nay.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 263-271.
  CLO1 CLO2
CLO3
 
14 3.3. Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – nay)
3.3.1. Sự cần thiết phải đổi mới
3.3.2. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
3.3.3. Đường đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam
4/0/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 272-280.
A1.1 CLO1 CLO2
CLO3

 
15 3.3.4. Quá trình đất nước thực hiện đường lối đổi mới (1986 - nay) 2/2/0 - Thuyết trình;
- Trình chiếu PP;
- Chiếu hình ảnh, phim tư liệu liên quan.
- Đưa ra các câu hỏi để lớp chia thành các nhóm thảo luận.
 
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thảo luận nhóm: Trình bày khái quát thành tựu của Việt Nam trong quá trình đổi mới từ 1986 đến nay.
- Về nhà đọc trước tài liệu [1], tr. 281-299.
- Chuẩn bị đi thực tế.
A1.1 CLO1 CLO2
CLO3

 
16 3.3.4. Quá trình đất nước thực hiện đường lối đổi mới (1986 - nay) 1/3/0 + Đi thực tế tại Nông trường Quyết Thắng Đà Nẵng, TTX Hòa Tiến Đà Nẵng.
+ Trình bày thực tế xây dựng CNXH trước và sau đổi mới.
- Học tập trên lớp;
- Thảo luận nhóm theo vấn đề GV đặt ra.
- Đọc tài liệu liên quan;
- Sưu tầm và sử dụng tài liệu liên quan (phim, ảnh, bản đồ, sách, tài liệu…) về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Tìm hiểu thực tế và thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV.
 
A1.2 CLO1 CLO2
CLO3
CLO4
CLO6
CLO7
17 Đánh giá cuối kỳ Tự luận hoặc
Bài tiểu luận cá nhân
A3.1 CLO2
CLO3
CLO4
CLO5
8. Học liệu
8.1. Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo
TT Tên tác giả Năm XB Tên sách, giáo trình,
tên bài báo, văn bản
NXB, tên tạp chí/
nơi ban hành VB
  Sách, bài giảng, giáo trình chính
1 Trần Bá Đệ (CB) 2013 Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay Giáo dục
  Sách, giáo trình tham khảo
2 Trần Bá Đệ (CB) 2013 Lịch sử Việt Nam từ 1945 – 1954 NXB ĐHSP HN
3 Trần Bá Đệ (CB) 2013 Lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 NXB ĐHSP HN
4 Trần Bá Đệ (CB) 2013 Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay NXB ĐHSP HN
5 Lê Cung (CB), Nguyễn Văn Hoa, Hoàng Chí Hiếu 2013 Giáo trình lịch sử Việt Nam hiện đại (1945-2010) NXB ĐHQG HN
6 Nguyễn Quang Ngọc 2016 Tiến trình Lịch sử Việt Nam NXB Giáo dục
7 BCĐ tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính Trị 2015  Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) thắng lợi và bài học NXB Chính trị
 Quốc gia
8 Ngô Chơn Tuệ 2017 Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp chia cắt Nam Bộ ra khỏi Việt Nam (1945-1949) NXB ĐHSP TPHCM
9 Phạm Hồng Tung 2014  Nội các Trần Trọng Kim: Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử NXB ĐHQG HN
10 Đồng Xuân Thụ, Lê Quang Long 2019 Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989) góc nhìn báo chí NXB TT và TT
11 Lê Cung (CB), Lê Thành Nam, Hồ hải Hưng, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Trung Triều 2018 Tinh thần nhập thế của Phật giáo Miền Nam Việt Nam (1945-1975) NXB Tổng hợp TPHCM
12 Lê Cung (cb), Trần Thuận, Trần Thị Thanh, Hoàng Chí Hiếu, Lê Thành Nam, Nguyễn Minh Phương 2019 Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Cuộc đời và sự nghiệp (1258-1308) NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
8.2. Danh mục địa chỉ website để tham khảo khi học học phần
TT Nội dung tham khảo Link trang web Ngày cập nhật
1      

9. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy (nếu có)

TT
 
Tên giảng đường, PTN, xưởng, cơ sở TH Danh mục trang thiết bị, phần mềm chính phục vụ TN,TH Phục vụ cho nội dung Bài học/Chương
Tên thiết bị, dụng cụ, phần mềm,… Số lượng  
1        

                                                                             Đà Nẵng, ngày 20 tháng 7 năm 2021
Trưởng khoa



 
Trưởng bộ môn



 
Giảng viên biên soạn



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đại hội Chi bộ Khoa Lịch sử nhiệm kỳ 2017-2020: Đại hội của trí tuệ, đoàn kết và đổi mới

Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm-ĐHĐN, chiều ngày 20 tháng 10 năm 2017, Chi bộ Khoa Lịch sử đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017-2020 với sự tham dự của đầy đảng viên trong khoa. Hội nghị vinh dự được đón PGS.TS Trần Xuân Bách - Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Hiệu trường Nhà trường tham dự...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây