Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lí

Thứ tư - 06/03/2019 06:39

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số …  ngày …tháng…năm… của Hiệu trưởng/ Giám đốc)
Tên chương trình: Sư phạm Lịch sử và Địa lí
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Cử nhân Sư phạm

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Chương trình được biên soạn để phục vụ cho mục tiêu đào tạo Cử nhân Sư phạm Lịch sử và Địa lí của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
- Trang bị cho sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản và phương pháp giảng dạy để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay.
- Trang bị đầy đủ kiến thức để sinh viên có thể tiếp tục theo học các bậc học cao hơn cũng như khả năng tham gia vào các ngành nghề gần với chuyên môn của ngành.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức
+ MT1: Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức Lịch sử và Địa lí toàn diện, chuyên sâu từ thế giới đến Việt Nam và địa phương, giúp sinh viên nhận thức được các quy luật khách quan về sự phát triển của lịch sử xã hội loài người; mối quan hệ giữa con người và xã hội, con người và tự nhiên; nhận thức đúng những đặc điểm về lịch sử, văn hóa và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như thế giới để giải thích được các sự kiện chính trị trong và ngoài nước hiện nay, hiểu được xu hướng vận động, phát triển cũng như các tiềm năng phát triển cần được khai thác của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
+ MT2: Giúp sinh viên nắm vững các nội dung kiến thức về khoa học giáo dục nói chung và khoa học giáo dục Lịch sử và Địa lí nói riêng nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết về bản chất đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học Lịch sử và Địa lí; đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở từ đó lựa chọn các cách thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn và trình độ nhận thức của học sinh.
+ MT3: Cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức liên quan đến các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; ngoại ngữ và tin học chuyên ngành nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, có những kiến thức tin học, ngoại ngữ căn bản để vận dụng vào quá trình đổi mới phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học và nghiên cứu khoa học.
+ MT4: Giúp sinh viên có các kiến thức về an ninh quốc phòng, kiến thức về giáo dục thể chất, đảm bảo sức khỏe để công tác, phục vụ Tổ quốc.
- Về kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho sinh viên các kỹ năng:
+ MT5: Kỹ năng dạy học: Kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, phát triển chương trình và tài liệu sách giáo khoa; kỹ năng vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn Lịch sử và Địa lí; kỹ năng dạy học tích hợp, phân hóa...
+ MT6: Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm; tư vấn, tham vấn giáo dục; năng lực hỗ trợ học sinh tự đánh giá; kỹ năng xây dựng các mối quan hệ xã hội và xây dựng, thực hiện môi trường giáo dục dân chủ...
+ MT7: Kỹ năng định hướng phát triển năng lực học sinh như: tự học, hợp tác, giao tiếp sư phạm; năng lực thích ứng với môi trường, năng lực nghiên cứu khoa học để có thể nâng cao trình độ học vấn lên bậc cao hơn; kỹ năng công tác xã hội...
+ MT8: Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn Lịch sử, Địa lí; tiếp thu những thành khoa học công nghệ mới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của nghề nghiệp và xã hội.
- Về phẩm chất đạo đức
+ MT9: Đào tạo sinh viên có phẩm chất đạo đức của người giáo viên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề.
+ MT10: Có ý thức trách nhiệm công dân, ý thức phục vụ nhân dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật cao; có tác phong làm việc phù hợp với cơ chế công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
+ MT11: Có ý chí phấn đấu, vươn lên trong các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; sống tự chủ, trách nhiệm, nhân ái, trung thực; chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Vị trí làm việc sau tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lí có khả năng:
Làm giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí tại các trường Trung học cơ sở, môn Lịch sử, môn Địa lí ở trường trung học phổ thông...
Chuyên gia nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, bảo tàng, quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên môi trường, du lịch và các dự án dân số, phát triển nông thôn, đô thị ...
Làm việc tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan đến lịch sử, Địa lí, văn hóa thông tin, xã hội, giáo dục, chính trị, quân sự, du lịch....
- Trình độ Ngoại ngữ, Tin học:
Để được công nhận tốt nghiệp:
- Sinh viên theo học Tiếng Anh phải đạt chuẩn đầu ra tương đương cấp độ B1 - Khung tham chiếu về trình độ ngoại ngữ chung châu Âu. Sinh viên theo học các ngoại ngữ khác phải đạt trình độ quy đổi tương đương với cấp độ Tiếng Anh trình độ B1.
- Sinh viên bậc đại học hệ chính quy, phải đạt  chuẩn đầu ra Tin học theo Quy định chuẩn đầu ra tin học của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

2. Thời gian đào tạo

- Chương trình được tổ chức đào tạo trong 4 năm học
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

135 tín chỉ (không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Chương trình được đào tạo theo học chế tín chỉ với các quy định về tổ chức đào tạo và điều kiện tốt nghiệp tuân theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Công văn số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác thực hợp nhất 2 văn bản: Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định bổ sung của Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Sư phạm, bao gồm:
- Chương trình được tổ chức đào tạo trong 4 năm học. Mỗi năm gồm 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài 2 học kỳ chính, nhà trường còn tổ chức thêm một học kỳ phụ để sinh viên có thể học vượt, học lại hoặc cải thiện điểm; mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
 - Đối với những sinh viên bậc đại học hệ chính quy, để được công nhận tốt nghiệp sinh viên phải đạt  chuẩn đầu ra Tin học theo Quy định chuẩn đầu ra tin học của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-ĐT ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm). Thông tin chi tiết được đăng tại http://daotao.ued.udn.vn/?p=262.
 - Đối với những sinh viên theo học ngoại ngữ Tiếng Anh, để được công nhận tốt nghiệp sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra tương đương cấp độ B1 - Khung tham chiếu về trình độ ngoại ngữ chung châu Âu (Common European Framework of Reference for Languages - CEFR). Thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra ngoại ngữ và bảng tham chiếu quy đổi điểm các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế so với chuẩn B1 châu Âu được đăng tại http://daotao.ued.udn.vn/?p=119 và http://daotao.ued.udn.vn/?p=414. Đối với sinh viên theo học các ngoại ngữ Khác phải đạt trình độ quy đổi tương đương với cấp độ Tiếng Anh trình độ B1.
- Điều kiện để sinh viên tốt nghiệp là:
+ Phải tích lũy đầy đủ số tín chỉ của chương trình đào tạo ( ≥135 tín chỉ)
+ Đạt chứng chỉ tin học và ngoại ngữ theo quy định của nhà trường.
+ Không ở trong giai đoạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên.
5. Thang điểm
Thực hiện theo Quy định về Công tác học vụ do Trường ban hành và Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Công văn số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác thực hợp nhất 2 văn bản: Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc đánh giá khóa luận được thực hiện theo quy trình của nhà trường
- Khóa luận phải được người hướng dẫn nhận xét và đồng ý cho bảo vệ trước khi trình lên Hội đồng chấm khóa luận.
- Trước khi bảo vệ, mỗi khóa luận có hai bản nhận xét và cho điểm của người hướng dẫn và người phản biện.
- Điểm đánh giá khóa luận là trung bình cộng các điểm của các thành viên Hội đồng chấm khóa luận (HĐ), của người phản biện (GVPB) và người hướng dẫn (GVHD) theo trọng số:
Điểm Tổng hợp = Điểm trung bình chung của GVHD x 2 + Điểm của GVPB x 2 + Điểm của các thành viên HĐ.
- Điểm của HĐ là điểm trung bình của tất cả thành viên Hội đồng có mặt trong buổi bảo vệ.
- Điểm của GVHD, GVPB và điểm trung bình của HĐ tính theo thang 10 và cho lẻ đến 0.25.
- Điểm tổng hợp của khóa luận được tính theo thang 10 và cho lẻ đến 1 số lẻ thập phân.
Các quy định, hướng dẫn thực tập và tất cả các biểu mẫu liên quan đến thực tập tuân theo Quyết định 94/QĐ-ĐT ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Trường Đại học Sư phạm về việc ban hành Quy định Thực tập sư phạm - hệ chính quy, đào tạo theo tín chỉ theo mô hình trường thực hành sư phạm vệ tinh
6. Khung chương trình đào tạo
TT Mã học phần TÊN HỌC PHẦN SỐ TÍN CHỈ Học phần
TC LT TH H.trước/
T.quyết
 KHỐI KIẾN THỨC CHUNG        
1       Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin (1) 2 2 0  
 
2       Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin (2) 3 3 0  
3       Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0  
4       Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 3 0  
5       Ngoại ngữ 1 3 3 0  
6       Ngoại ngữ 2 4 4 0  
7       Tin học đại cương (Tin học CN1) 2 1 1  
8       Pháp luật đại cương 2 2 0  
9       Giáo dục thể chất 1 (1) (0) (1)  
10       Giáo dục thể chất 2 (1) (0) (1)   
11       Giáo dục thể chất 3 (1) (0) (1)  
12       Giáo dục thể chất 4 (1) (0) (1)  
13       Giáo dục thể chất 5 (1) (0) (1)  
14       Giáo dục quốc phòng (4t)      
        TỔNG SỐ TC CỦA KHỐI 21 20  1   
 KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ NGÀNH        
15       Lịch sử thế giới cổ trung đại 3 3 0  
16       Lịch sử thế giới cận - hiện đại 4 4 0  
17       Lịch sử Việt Nam cổ trung đại 3 3 0  
18       Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại 4 4 0  
18       Lịch sử quan hệ quốc tế thời toàn cầu hoá 3 3 0  
20       Lịch sử văn minh thế giới 2 2 0  
21       Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 2 0  
22       Lịch sử ngoại giao Việt Nam 3 3 0  
23       Nhân học đại cương 2 2 0  
24       Khảo cổ học đại cương 2 2 0  
25       Địa lí tự nhiên đại cương 4 4 0  
26       Bản đồ học đại cương 2 1 1  
27       Địa lí KTXH đại cương 3 3 0  
28       Địa lí tự nhiên các lục địa 3 3 0  
29       Địa lí KTXH thế giới 3 3 0  
30       Địa lí tự nhiên Việt Nam 3 2 1  
31       Địa lí KTXH Việt Nam 3 3 0  
32       Hệ thống thông tin Địa lí 3 1 2  
33       Khoa học môi trường đại cương 2 2 0  
        TỔNG SỐ TC CỦA KHỐI 54 50  4  
KHỐI KT CHUYÊN NGÀNH HOẶC NGHIỆP VỤ        
34       Tâm lý học giáo dục 4 3 1  
35       Giao tiếp sư phạm 2 1 1  
36       Giáo dục học 3 3 0  
37       Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục 2 2 0  
38       Thực hành dạy học tại trường sư phạm 3 0 3  
39       Lý luận dạy học Lịch sử và Địa lí 3 3 0  
40       Phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí ở trường phổ thông 4 2 2  
41       Kiểm tra đánh giá trong giáo dục 2 1 1  
42       Thực tế chuyên môn 2 0 2  
43       Thực tập sư phạm 1 3 0 3  
44       Thực tập sư phạm 2 3 0 3  
45       Nhập môn khoa học xã hội 2 2 0  
46       Các nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam 2 2 0  
47        Đô thị thế giới - Việt Nam: Lịch sử và hiện tại 3 3 0  
48       Văn hóa và kinh tế tộc người Việt Nam 2 2 0  
 
49       Lịch sử chủ quyền lãnh thổ VN 3 3 0  
50       Địa phương học 2 2 0  
        TỔNG SỐ TC CỦA KHỐI 45 30 15   
KHỐI HỌC PHẦN TỰ CHỌN        
51       Việt Nam và ASEAN 3 3 0  
52       Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam 2 2 0  
53       Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam 2 2 0  
54       Văn hoá Chămpa 2 2 0   
55       Biến đổi khí hậu và Phòng chống thiên tai 3 3 0  
56       Bản đồ giáo khoa 2 2 0  
57       Hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam 2 2 0  
58       Địa danh học và địa danh VN 2 2 0  
59       Ứng dụng CNTT trong DH Lịch sử và Địa lí ở trường phổ thông 2 1 1  
 
60       Phát triển chương trình giáo dục Lịch sử và Địa lí ở trường phổ thông 2 2 0  
61       Khóa luận tốt nghiệp 6 0 6   
62       Một số vấn đề về biển đảo Việt Nam 2 2 0  
63       Thực hành Tâm lý - Giáo dục 2 0 2  
64       Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử và Địa lí 2 1 1  
 
65       Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo 2 2 0  
        TỔNG SỐ TC CỦA KHỐI 36 26 10  
        TỔNG SỐ TC XÂY DỰNG 156 126 30  
        TỔNG SỐ TC TOÀN KHÓA                                                135      
        Tổng số tín chỉ bắt buộc 120       
        Tổng số tín chỉ TC tối thiểu 15       

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Cuộc thi "Tài năng sinh viên Khoa Lịch sử - năm 2022"

Cuộc thi năm nay diễn ra với tiêu chí khách quan và công bằng nhất vì vậy BTC đã mời Ban Giám Khảo là những thầy cô có kinh nghiệm về các lĩnh vực nghệ thuật đến từ Khoa Giáo Dục Nghệ Thuật, Khoa Giáo Dục Mầm Non Và Đại Diện đến Từ Hội Sinh Viên Trường về chấm điểm. Ngoài ra đêm diễn rất vinh dự...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây