Tổng kết công tác thực tập khóa 2015

Thứ sáu - 19/04/2019 15:08
Ngày 18 tháng 4 năm 2019, vào lúc 14h00, tại nhà A6 - phòng 403, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng tổ chức buổi báo cáo tổng kết công tác thực tập khóa 2015. Tham dự buổi tổng kết có ThS. Trương Trung Phương - Phó trưởng Khoa Lịch sử, các giảng viên bộ môn Việt Nam Học cùng 63 sinh viên lớp 15CVNH.
Tổng kết công tác thực tập là hoạt động thường niên của khoa Lịch sử được tổ chức sau khi sinh viên năm 4 kết thúc đợt thực tập. Đây là hoạt động thiết thực có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để các em sinh viên báo cáo những kết quả mà mình học được trong khoảng thời gian 2 tháng được trải nghiệm thực tế cũng như chia sẻ những khó khăn mà các bạn gặp phải trong quá trình thực tập, để từ đó, BCN Khoa Lịch sử, các giảng viên bộ môn Việt Nam học có thể nắm bắt được những mong muốn, nguyện vọng của các em cũng như có những điều chỉnh kịp thời để công tác thực tập của sinh viên ngành Việt Nam học được hiệu quả hơn.
Qua các báo cáo của TS. Lê Thị Thu Hiền - Trưởng bộ môn Việt Nam học, số lượng sinh viên tham gia thực tập đợt này là 63 sinh viên, địa bàn thực tập là trên phạm vi thành phố Đà Nẵng tại các cơ quan, ban ngành có liên quan đến văn hóa, du lịch; nhà hàng; khách sạn;công ty du lịch; bảo tàng... Hình thức thực tập: Sinh viên tự liên hệ địa điểm thực tập phù hợp với sở thích, nguyện vọng của mình. Nếu không xin được thì Khoa sẽ liên hệ cơ sở thực tập và giới thiệu cho sinh viên, nên 62/63 (98,4%) sinh viên lớp 15CVNH đều thực tập ở Đà Nẵng, có một sinh viên thực tập ở Hà Nội do hoàn cảnh gia đình. Kết quả đánh giá cuối cùng, 63 sinh viên thực tập của lớp 15CVNH đạt loại giỏi và xuất sắc. Đây là kết quả đáng mừng, cho thấy sự nỗ lực rất lớn từ bản thân các bạn sinh viên.
Theo chia sẻ của các em sinh viên, trong thời gian trước và trong quá trình thực tập, các em cũng gặp khấ nhiều thuận lợi và những khó khăn như:
*Thuận lợi:
- Nhờ sự chuẩn bị mọi thủ tục hồ sơ, giấy giới thiệu liện hệ sớm và kịp thời nên tất cả sinh viên đã sớm liên hệ được địa điểm thực tập phù hợp với chuyên môn thực tập của mình.
- Sinh viên thực tập trên cùng phạm vi của thành phố Đà Nẵng nên thuận lợi cho công tác hướng dẫn, theo dõi của giảng viên.
- Sinh viên được trang bị một số kiến thức nền và chuẩn bị công tác tư tưởng nên sau một thời gian bỡ ngỡ ban đầu, đã có thể tiếp cận với công việc thực tế.
-  Nhiều cơ sở thực tập tích cực giúp đỡ, hướng dẫn sinh viên.
* Khó khăn:
- Nhiều cơ sở thực tập xa nơi cư trú, nhiều sinh viên thiếu phương tiện vận chuyển nên cũng một phần khó khăn trong quá trình thực tập.
- Sinh viên tuy được trang bị kiến thức nền, tuy nhiên tính chất tại cơ sở thực tập lại mang tính nghề, đòi hỏi sinh viên phải có nghiệp vụ chuyên sâu, điều này khiến sinh viên ngành VNH lúng túng và hầu như đều gặp khó khăn ban đầu.
- Một số kĩ năng mềm như tin học, ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp bị hạn chế ở nhiều sinh viên, đó cũng là một trong những cản trở khiến sinh viên không hoàn thành tốt việc được giao tại cơ sở thực tập.
- Một bộ phận cơ sở thực tập không tạo điều kiện cũng như giúp đỡ sinh viên trong quá trình thực tập.
- Do năm nay sinh viên không được phép đổi CSTT sau khi trường ra quyết định công nhận CSTT của sinh viên (thường là vào trước khi thực tập 1 đến 2 ngày). Do đó, một số sinh viên khi mới thực tập gặp trở ngại từ phía CSTT (không tạo điều kiện hoặc không có nhiều việc để giao) muốn chuyển CSTT nhưng không được.
Sinh viên cũng có một số kiến nghị và đề xuất đối với Khoa và cơ sở thực tập như:
- Trường cần phối hợp với Khoa tạo mối liên kết chặt chẽ với các cơ sở thực tập, các công ty lữ hành thật tốt để sinh viên có điều kiện thực tập tốt hơn.
- Việc tiếp cận với cơ sở thực tập có thể làm từ rất sớm, như một hình thức kiến tập chứ không hẳn phải đợi đến kì thực tập (kiến tập từ năm 2, năm 3).
- Tăng cường môn học nghiệp vụ, hoặc mở lớp nghiệp vụ có liên quan đến công tác thực tập như: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng phòng, nghiệp vụ bàn.
- Cần bổ sung học phần tiếng Anh chuyên ngành
- Giảm thời lượng lý thuyết, tăng số tiết thực hành trong một số môn học chuyên ngành. Mời các HDV, cựu sinh viên đến chia sẻ kinh nghiệp trong một số học phần chuyên ngành.
- Thời gian thực tập cần kéo dài tầm 3 - 4 tháng để sinh viên có đủ thời gian để rèn luyện và tìm hiểu công việc mới.
 - Phân bố lại thời gian thực tập cho hợp lý - sau Tết thay vì trước Tết như hiện nay để quá trình thực tập không bị gián đoạn.
 - Sinh viên chép báo cáo, đặc biệt là phần ưu khuyết và kiến nghị, đề xuất
- Một số đề xuất: nhà trường cần theo dõi sát sao đợt thực tập; cần nói chuyện về cơ hội nghề nghiệp, khó khăn công việc;
Cuối buổi tổng kết là BCN Lịch sử giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của sinh viên liên quan đến vấn đề học tập và công tác thưc tập và những ý kiến chỉ đạo của BCN Khoa đối với tổ bộ môn và sinh viên liên quan đến công tác thực tập. 



 

Tác giả bài viết: Khoa Lịch sử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN - “Hành trình hơn 40 năm xây dựng và phát triển”

Khoa Lịch sử, tiền thân là Ban Sử - Địa - Tâm lý Giáo dục được thành lập vào ngày 03/11/1976. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển với nhiều lần tách nhập, thay đổi tên gọi, ngày 07 tháng 01 năm 2005, Giám đốc Đại học Đà Nẵng đã ban hành quyết định thành lập Khoa Lịch sử trên cơ sở tách ra từ...

Truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay7,502
  • Tháng hiện tại181,424
  • Tổng lượt truy cập2,423,837
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây