Sư phạm Lịch sử và Địa lí - Ngành học mới với nhiều cơ hội rộng mở
Thứ năm - 11/04/2019 09:25
Lịch sử và Địa lí là một trong những môn học mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ giáo dục ban hành tháng 7/2017. Tuy nhiên, hiện nay đội nguồn lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho môn học này vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc lưa chọn học ngành sư phạm Lịch sử và địa lí sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau tốt nghiệp.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay với sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học đòi hỏi cần xem xét các môn học trong mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng, đặc biệt ở những môn học có những kiến thức, kĩ năng hỗ trợ cho nhau. Do vậy, tích hợp hiện là xu thế phát triển của chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới và là yêu cầu đặt ra đối với quá trình đổi mới giáo dục phổ thông và cụ thể trong việc thêt kế chương trình và biên soạn sách giáo. Với sự xuất hiện của nhiều môn học mới, trong đó có môn Lịch sử và địa lí. Theo phân phối chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ GD&ĐT ban hành tháng 7/2017, bộ môn Lịch sử - Địa lí sẽ được đưa vào giảng ở bậc tiểu học, bậc THCS. Tuy nhiên, trong thực tế phần lớn giáo viên Tiểu học và THCS đều được được đào tạo theo hướng đơn môn hoặc dạy Lịch sử, hoặc dạy Địa lí. Do vậy, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cả nước sẽ cần một số lượng lớn đội ngũ giáo viên được đào tạo mới môn Lịch sử - Địa lý này. Xuất phát từ nhu cầu đó, từ năm học 2019 – 2020 này, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng sẽ tuyển sinh trong toàn quốc ngành Cử nhân Sư phạm Lịch sử - Địa Lý với 80 chỉ tiêu. Trong xu thế chỉ tiêu ngành sư phạm bị giảm mạnh, thì ngành Cử nhân Sư phạm Lịch sử - Địa Lý sẽ là một sự lựa chọn rộng mở cho những bạn đam mê nghề giáo. Khi học ngành này, các bạn sẽ được nghiên cứu, học tập những kiến thức đại cương, chuyên sâu về Lịch sử và Địa lí; được hình thành phát triển năng lực dạy học tích hợp thông qua những kiến thức, kĩ năng được rèn luyện trong các học phần: phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội, hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí cùng những chuyến đi thực tế, thực tập đầy bổ ích. Qua đó, sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng hợp, toàn diện; nắm vững được nội dung giao thoa giữa môn Lịch sử và Địa lí; vừa có khả năng nắm vững phương pháp đặc trưng của từng bộ môn và phương pháp dạy học liên môn Lịch sử và Địa lí để vận dụng hiệu quả vào trong quá trình dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường Tiểu học và THCS hiện nay. Xem chi tiết về Chương trình đào tạo tại: http://his.ued.udn.vn/dao-tao/chuong-trinh-dao-tao/chuong-trinh-dao-tao-nganh-su-pham-lich-su-va-dia-li-12.html
Sau 10 năm tổ chức triển khai, thực hiện Cuộc vận động và 2 năm triển khai Phong trào thi đua đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) về rèn luyện đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm; không ngừng học tập, nâng...