Talkshow và triển lãm "Đậm" - Giới trẻ với nghệ thuật truyền thống Đà Nẵng

Thứ tư - 09/11/2022 12:35
Đã có bao giờ bạn thắc mắc, các thế hệ trước, hay thậm chí là đấng sinh thành của chúng ta giải trí bằng hình thức nào chưa? Không có những giai điệu sập sình, cũng chẳng có những điệu nhảy hiện đại. Thế nhưng, bằng cách nào đó, các thế hệ trước đã rất thành công trong việc xây dựng và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đưa văn hoá truyền thống vào các kỷ lục thế giới.
Kẻ đã có công, người khắc phải giữ.
Nhân dịp này, mời bạn ở lại với 19 Cử nhân Việt Nam học 1, Khoá 2019-2023 thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng để có thể lên chuyến tàu xuyên không gian về với ✦𝐓𝐀𝐋𝐊𝐒𝐇𝐎𝐖 𝐕𝐀̀ 𝐓𝐑𝐈𝐄̂̉𝐍 𝐋𝐀̃𝐌 “Đ Ậ M” - Giới trẻ với nghệ thuật truyền thống Đà Nẵng✦ và có một cái nhìn rõ nét nhất về các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của ông cha ta thời xưa bạn nhé.
Talkshow và triển lãm "Đậm" - Giới trẻ với nghệ thuật truyền thống Đà Nẵng
Bạn thân mến, "ĐẬM" không chỉ là một buổi talkshow thông thường. ĐẬM là đậm đà, ĐẬM là đậm chất. Đến với ĐẬM, bạn sẽ được hoà mình vào không gian văn hoá nghệ thuật truyền thống mà có lẽ giới trẻ đã lãng quên rằng nó tuyệt vời như thế nào.
Vào 13h, ngày 5-11-2022, sự kiện 𝐓𝐀𝐋𝐊𝐒𝐇𝐎𝐖 𝐕𝐀̀ 𝐓𝐑𝐈𝐄̂̉𝐍 𝐋𝐀̃𝐌 “Đ Ậ M” - Giới trẻ với nghệ thuật truyền thống Đà Nẵng đã diễn ra, mang đến cho các bạn trẻ những trải nghiệm tuyệt vời cả về vật chất lẫn tinh thần về văn hoá nghệ thuật truyền thống. Tại đây, mọi người đã thật sự đắm chìm vào không gian nghệ thuật do chính thế hệ trẻ 19CVNH01 dàn dựng lên.
Sự kiện được diễn ra tại Hội trường A5, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng với nội dung hấp dẫn đến từng chi tiết một:
Vào khung giờ từ 13h đến 13h50 sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật, nơi mà các bạn trẻ có thể đắm mình vào truyền thống đẹp đẽ của ông cha ta để lại với nhiều không gian văn hoá như: Tuồng, Bài Chòi, Múa Chămpa,…

Không gian văn hoá Tuồng

Cổng chính và cũng là không gian văn hoá Bài chòi

Không gian văn hoá Múa Chămpa 

Không gian văn hoá Tò he

Không gian tranh triển lãm với chủ đề “Kiến trúc đình làng Đà Nẵng”
Đến với triển lãm ĐẬM, mọi người sẽ được hoá thân thành nhân vật chính của các tác phẩm nghệ thuật truyền thống, được chiêm ngưỡng và có một cái nhìn mới về các loại hình này để từ đó có thể hiểu và phát huy tối đa các giá trị bản sắc tuyệt đẹp của dân tộc ta.
Nhưng phần quan trọng nhất của sự kiện vẫn là talkshow về “Giới trẻ với nghệ thuật truyền thống Đà Nẵng” với sự góp mặt của hai khách mời chính, những người kỳ cựu trong lĩnh vực Văn hoá – Nghệ thuật, đó chính là NSƯT Trần Ngọc Tuấn – Giám đốc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và Thạc sĩ Nguyễn Thị Trinh – Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Talkshow được diễn ra bên trong Hội trường A5 với sức chứa vô cùng lớn, có thể đáp ứng được về mặt chỗ ngồi cho những bạn trẻ có hứng thú và mong muốn tìm về lại truyền thống dân tộc.

Tiết mục mở màn “Vũ nông dân x Người ơi người ở đừng về”
Mở đầu buổi talkshow chính là tiết mục chào sân đến từ các thành viên thuộc đơn vị 19 Việt Nam học 1. Hình ảnh áo bà ba và chiếc nón lá chính là sự lựa chọn hoàn hảo để có thể khai mạc sự kiện một cách nhiệt huyết nhất, vừa tạo sự hứng khởi cho khán giả vừa mang đậm nét văn hoá truyền thống.

Thầy Nguyễn Minh Phương, Trưởng Bộ môn Việt Nam học đại diện phát biểu khai mạc chương trình

Võ Thị Thảo Tiên, Sinh viên lớp 19 Việt Nam học 1, đại diện BTC chương trình phát biểu
Phần đầu tiên của buổi toạ đàm đó chính là show trình diễn “Kí ức Đà Nẵng”. Với những bức ảnh về kiến trúc độc đáo và lâu đời của các đình làng tại Đà Nẵng được chụp và trình diễn bởi các sinh viên thuộc đơn vị 19 Việt Nam học 1, đem lại cho người xem cảm giác được quay về quá khứ để cảm nhận được hết từng đường nét trong kiến trúc truyền thống, cổ đại. “Kí ức Đà Nẵng” là một sân khấu tuyệt đẹp kết hợp hài hoà giữa âm thanh và ánh sáng,  đã phần nào đó cung cấp cho khán giả những thông tin bổ ích về nghệ thuật kiến trúc truyền thống của Đà Nẵng.

Show trình diễn “Kí ức Đà Nẵng”
Nối tiếp mạch cảm xúc của người xem với show “Kí ức Đà Nẵng” đó chính là phần trao đổi và bàn luận những vấn đề liên quan với Thạc sĩ Nguyễn Thị Trinh – Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Qua phần toạ đàm đầu tiên, cô Trinh đã có nhiều chia sẻ về kiến trúc truyền thống cũng như về việc thế hệ trẻ đón nhận kiến trúc truyền thống như thế nào, bên cạnh đó cô cũng nêu ra được những khó khăn và thách thức mà kiến trúc đình làng truyền thống đang gặp phải trên con đường hội nhập.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Trinh tại buổi toạ đàm ĐẬM
Sau phần trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Thị Trinh, ĐẬM đã bắt đầu cho “hành khách” lên chuyến tàu không gian về với miền đất văn hoá, nơi có các nghệ thuật truyền thống đang ngự trị một cách vẻ vang. Mở đầu với Tuồng đặc sắc và kết thúc bằng Bài chòi ấn tượng. Các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng đã làm nên bản sắc văn hoá cho vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, những giá trị cốt lõi của nghệ thuật đã dần ngấm vào từng mạch máu của người xem tại đây.

Các nghệ sĩ Tuồng đầy tâm huyết với vở kịch tại sân khấu ĐẬM

Sân khấu Bài chòi
Đặc biệt, sân khấu Bài chòi là sự kết hợp vô cùng hài hoà giữa sinh viên và cựu sinh viên ngành Việt Nam học của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Các thành viên thuộc đơn vị 19 Việt Nam học 1 đã tự tập hát và gõ phách kết hợp với giọng ca đầy nội lực của anh Đặng Tấn Cường, cựu sinh viên ngành Việt Nam học. Một tiết mục vô cùng ấn tượng bởi sự bởi được thực hiện bởi tầng lớp thế hệ trẻ chứ không phải thông qua một bên thứ 3 nào cả, đấy cũng chứng minh được rằng thế hệ trẻ vẫn đang ngày một tiếp thu và phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật của ông cha ta để lại.
Sau các tiết mục nghệ thuật đó chính là phần kết màn để đưa “hành khách” lên tàu và trở về với hiện thực để có thể tìm hiểu và bàn luận về ý kiến “Giới trẻ với nghệ thuật truyền thống tại Đà Nẵng”

Hoạt cảnh kết màn
Phần tái hiện vừa rồi cũng đã khép lại những sân khấu trình diễn nghệ thuật đầy đặc sắc để đưa ta đến với phần toạ đàm thứ 2 với NSƯT Trần Ngọc Tuấn, đồng thời cũng là Giám đốc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Trong buổi toạ đàm, chú có nêu những quan điểm của mình về cái nhìn của thế hệ trẻ đối với nghệ thuật truyền thống, chú bày tỏ rằng rất vui khi có thể chứng kiến được sinh viên trường Sư phạm đã có thể mang nghệ thuật văn hoá quảng bá sâu rộng hơn cho mọi người cùng biết. Ngoài ra chú còn nêu lên những khó khăn mà các loại hình nghệ thuật đang vấp phải trên con đường tìm kiếm sự quan tâm rộng lớn của các tầng lớp yêu thích nghệ thuật và các giải pháp hướng tới để phát triển loại hình nghệ thuật diễn xướng ngày một vang danh hơn.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn tại buổi toạ đàm

Thầy Nguyễn Minh Phương đại diện trao tặng hoa và quà cho khách mời

Một buổi toạ đàm thành công chắc chắn không thể thiếu phần giao lưu với khán giả, nhất là với một chương trình hướng đến cái nhìn của giới trẻ như ĐẬM. Chính vì vậy, ngay sau phần trao đổi với các khách mời, ĐẬM đã cho các bạn trẻ thử sức với loại hình diễn xướng Tuồng. Với sự chỉ dẫn và trợ giúp tận tình của các nghệ sĩ thuộc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, lớp sinh viên trẻ đã rất nhanh có thể học hỏi theo các nghệ sĩ một vài động tác kịch Tuồng cơ bản.

Khán giả giao lưu với các nghệ sĩ Tuồng
Phần kết chương trình đó chính là tri ân, tặng hoa và quà cho các đại biểu khách mời, các thầy cô, người đã giúp đỡ đơn vị 19 Việt Nam học 1 trưởng thành và dẫn dắt ĐẬM đi đến cuối cùng một cách thành công và tốt đẹp.

Đại diện BTC tặng hoa và quà cho đại biểu khách mời

Thầy Nguyễn Minh Phương đại diện tặng hoa và quà cho Ban tổ chức chương trình


Trước khi kết thúc chương trình, tập thể sinh viên thuộc đơn vị 19 Việt Nam học 1 đã có một tiết mục đồng ca “Đậm tình miền Trung” để kết lại sự kiện thay cho lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã tham gia và hưởng ứng chương trình.

Tập thể 19CVNH01 với tiết mục kết màn “Đậm tình miền Trung”
Cuối cùng, chương trình sự kiện 𝐓𝐀𝐋𝐊𝐒𝐇𝐎𝐖 𝐕𝐀̀ 𝐓𝐑𝐈𝐄̂̉𝐍 𝐋𝐀̃𝐌 “Đ Ậ M” - Giới trẻ với nghệ thuật truyền thống Đà Nẵngra đời để hưởng ứng Tuần lễ Doanh nghiệp lần thứ 2 của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã đem đến “sân chơi” giải trí vô cùng bổ ích cho mọi người tham gia, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chương trình đã giúp thế hệ trẻ quay về với truyền thống, yêu và yêu tha thiết những giá trị cốt lõi mà văn hoá nghệ thuật truyền thống đem lại từ xa từ xưa. Không những thế, thông qua sự kiện, thế hệ trẻ cũng đã chứng minh được những định kiến cho rằng tầng lớp mới đã không còn mặn mà với văn hoá truyền thống là vô căn cứ, là sai sự thật. Bởi vì tại ĐẬM, các sinh viên trong độ tuổi đôi mươi đã thật sự thành công trong việc tạo dựng nên một không gian nghệ thuật truyền thống và đưa mọi người trở về với truyền thống một cách tích cực nhất.
Thế hệ trẻ luôn là tương lai rộng mở của một dân tộc, hoà nhập nhưng không hoà tan, đó chính là thông điệp lớn nhất mà chương trình sự kiện 𝐓𝐀𝐋𝐊𝐒𝐇𝐎𝐖 𝐕𝐀̀ 𝐓𝐑𝐈𝐄̂̉𝐍 𝐋𝐀̃𝐌 “Đ Ậ M” - Giới trẻ với nghệ thuật truyền thống Đà Nẵngmuốn mang tới cho người xem, và thật may, 19 Cử nhân Việt Nam học 1, khoá 2019-2023 Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, đã làm được!
 

Nguồn tin: Thu Dang 19CVNH1

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công đoàn Khoa Lịch sử vinh dự nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Về công tác giảng dạy, năm học vừa qua là năm tuyển sinh thành công của Khoa lịch sử với số lượng hồ sơ đăng kí vào Khoa đứng vào top cao của Trường, riêng ngành Việt Nam học tuyển được hơn 200 sinh viên, chia làm ba lớp. Công đoàn viên luôn thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế thi cử,...

Truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay7,621
  • Tháng hiện tại181,701
  • Tổng lượt truy cập2,681,899
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây