Seminar: Nghệ thuật tôn giáo Champa qua các tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng

Chủ nhật - 16/03/2025 17:54
Vào lúc 14h00, ngày 15 tháng 3 năm 2025, tại phòng A6 – 202, Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng đã diễn ra buổi seminar với chủ đề: “Nghệ thuật tôn giáo Champa qua các tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng”.
Seminar: Nghệ thuật tôn giáo Champa qua các tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng
Buổi seminar do Khoa Lịch sử phối hợp với TS. Nguyễn Hoàng Hương Duyên – Di sản viên phòng Giáo dục - Truyền thông, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng tổ chức, thu hút sự quan tâm đông đảo của các thầy cô, cựu sinh viên, sinh viên và những người yêu mến nghệ thuật Chăm.
Không khí trang trọng tại buổi seminar thu hút sự tham gia đông đảo của giảng viên và sinh viên.
Không khí trang trọng tại buổi seminar thu hút sự tham gia đông đảo của giảng viên và sinh viên.
Trong phần trình bày, TS. Nguyễn Hoàng Hương Duyên tập trung phân tích giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa tôn giáo sâu sắc của các tác phẩm điêu khắc Chăm hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng. Những hiện vật quý giá như tượng thần Shiva, Vishnu, Linga – Yoni, Garuda, và các phù điêu thể hiện các vị thần Ấn Độ giáo đã được giới thiệu chi tiết, đặt trong bối cảnh tín ngưỡng và đời sống tâm linh của vương quốc Champa xưa.
TS. Nguyễn Hoàng Hương Duyên phân tích về ý nghĩa các hiện vật trong nghệ thuật tôn giáo Champa.
TS. Nguyễn Hoàng Hương Duyên phân tích về ý nghĩa các hiện vật trong nghệ thuật tôn giáo Champa.
Bên cạnh hoạt động trình bày, seminar còn làm nổi bật sự giao thoa giữa nghệ thuật bản địa và ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ. Các hiện vật được chạm khắc tinh xảo, mang phong cách nghệ thuật độc đáo, thể hiện kỹ thuật điêu luyện và tư duy sáng tạo của người Chăm cổ.
Để tăng tính tương tác, ban tổ chức còn tổ chức trò chơi tìm hiểu kiến thức với các phần thưởng hấp dẫn, thu hút sự tham gia hào hứng từ các bạn sinh viên.
Sinh viên sôi nổi tham gia trò chơi tìm hiểu về di sản Champa trong khuôn khổ seminar
Sinh viên sôi nổi tham gia trò chơi tìm hiểu về di sản Champa trong khuôn khổ seminar
Phần thảo luận, trao đổi giữa diễn giả và người tham dự đã diễn ra vô cùng sôi nổi. Các câu hỏi xoay quanh giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng và công tác bảo tồn di sản Champa hiện nay đã được đặt ra cho diễn giả.
Cựu sinh viên đặt câu hỏi trao đổi với TS. Nguyễn Hoàng Hương Duyên về nghệ thuật tôn giáo Champa.
Cựu sinh viên đặt câu hỏi trao đổi với TS. Nguyễn Hoàng Hương Duyên về nghệ thuật tôn giáo Champa.
TS. Trương Trung Phương đại diện Khoa Lịch sử tặng hoa và quà lưu niệm cho TS. Nguyễn Hoàng Hương Duyên.
TS. Trương Trung Phương đại diện Khoa Lịch sử tặng quà lưu niệm cho TS. Nguyễn Hoàng Hương Duyên.
Trong buổi Serminar vừa qua, không thể không nhắc đến sự tham gia tích cực của các thành viên trong Diễn đàn Sinh viên Cử nhân Lịch sử chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Các bạn đã lên kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí không gian cho sự kiện trở nên trang trọng và bổ ích hơn, mặc dù có một số khiếm khuyết trong quá trình chuẩn bị, nhưng sự quyết tâm và nỗ lực của các thành viên trong Diễn đàn đã góp phần giúp cho buổi Serminar này thành công tốt đẹp.
Diễn đàn cũng đã chủ trì phần tổ chức trò chơi, nhằm kiểm tra kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về nghệ thuật tôn giáo Champa. Sự sáng tạo hình thức tổ chức trò chơi đã khuấy động không khí hội trường, giúp cho buổi Serminar không chỉ là không gian học thuật mà còn trở thành sân chơi bổ ích, gắn kết giữa các sinh viên.
Ngoài ra Diễn đàn cũng đóng vai trò quan trọng trong phần thảo luận, đặt ra nhiều câu hỏi sâu sắc liên quan đến vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Champa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, làm phong phú thêm nội dung trao đổi giữa diễn giả và người tham dự.
Đội ngũ ban tổ chức là các sinh viên Cử nhân Lịch sử chuyên ngành Quan hệ quốc tế, đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối chương trình và tạo nên sự thành công cho buổi Seminar.
Đội ngũ ban tổ chức là các sinh viên Cử nhân Lịch sử chuyên ngành Quan hệ quốc tế, đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối chương trình và tạo nên sự thành công cho buổi Seminar.
Buổi seminar đã thu hút đông đảo sinh viên yêu thích nghiên cứu lịch sử và di sản văn hóa Champa tham dự, tạo nên không khí sôi nổi và học thuật.
Buổi seminar đã thu hút đông đảo sinh viên yêu thích nghiên cứu lịch sử và di sản văn hóa Champa tham dự, tạo nên không khí sôi nổi và học thuật.
Seminar “Nghệ thuật tôn giáo Champa qua các tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng” không chỉ giúp thầy cô, sinh viên và những người yêu thích nghệ thuật Chăm hiểu rõ hơn về giá trị di sản văn hóa Champa mà còn là cơ hội trao đổi, thảo luận sôi nổi, khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - nghệ thuật đặc sắc mà tổ tiên để lại. Bởi chính những di sản ấy không chỉ là ký ức của một nền văn minh đã qua, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tiếp thêm cảm hứng và trách nhiệm cho thế hệ hôm nay trong hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đại hội Chi bộ Khoa Lịch sử nhiệm kỳ 2017-2020: Đại hội của trí tuệ, đoàn kết và đổi mới

Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm-ĐHĐN, chiều ngày 20 tháng 10 năm 2017, Chi bộ Khoa Lịch sử đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017-2020 với sự tham dự của đầy đảng viên trong khoa. Hội nghị vinh dự được đón PGS.TS Trần Xuân Bách - Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Hiệu trường Nhà trường tham dự...

Truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay3,920
  • Tháng hiện tại21,972
  • Tổng lượt truy cập3,293,916
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây