GV khoa seminar và hoàn thành đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2017

Thứ tư - 09/05/2018 05:57
Giảng viên Lê Thị Mai tổ chức buổi seminar và hoàn thành bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH LÀNG XÃ Ở DINH QUẢNG NAM QUA BẢN TẤU CỦA BỘ HỘ TRONG SỬ LIỆU MINH MẠNG TẤU NGHỊ (1824)
Ảnh tại buổi seminar
Ảnh tại buổi seminar
Về nội dung của bản tấu của bộ Hộ về việc thay đổi địa danh này đã được một số nhà nghiên cứu sớm biết đến và bước đầu trích dịch, giới thiệu văn bản như năm 1981, Dương Thị The, Phạm Thị Thoa (dịch và biên soạn) xuất bản công trình Địa danh làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra[1]), trong đó có dịch phần các địa danh từ Nghệ An trở ra phía Bắc. Sử liệu này cũng được nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí giới thiệu, trích dịch phần đổi tên làng của vùng đất Hà Tây qua bài viết trên tạp chí Hán Nôm tháng 3 - 1999: “Mấy suy nghĩ về tên gọi làng xã của người Việt”[2]. Trong công trình Văn minh Đại Việt viết năm 2005, học giả Nguyễn Duy Hinh cũng đã sử dụng phần trích dịch sử liệu này.[3] Gần đây, vào năm 2015, nhà nghiên cứu Bùi Anh Chưởng đã giới thiệu bản tấu này trên Thông báo Hán Nôm học thường niên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.[4] Trần Kế Hoa, “Bàn thêm về sự thay đổi của tên làng xã Kinh Bắc triều Nguyễn qua tư liệu Hán Nôm”, tham luận tham gia Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, Hà Nội, tháng 12.2016.[5] Lê Thị Mai (2017), “Lần thay đổi địa danh làng xã năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) - Trường hợp dinh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 3 (112).2017, tr.61-65[6]. Và tác giả đã mở rộng giới thiệu, bước đầu khảo sát sự thay đổi của dinh Quảng Nam và các trấn Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên trong sử liệu này. Bài viết là tham luận tại hội nghị Nghiên cứu Hán Nôm thường niên năm 2017[7].
Mai 1
Minh Mạng tấu nghị là một sử liệu ghi chép lại, phản ánh cụ thể nhiều phương diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến quân sự, đối ngoại của nước ta dưới thời Minh Mạng, trong đó có vấn đề thay đổi địa danh ít được giới nghiên cứu để ý đến. Nằm trong tập sử liệu này, bản tấu về việc thay đổi các địa danh trên phạm vi cả nước có “quốc âm tịnh bất nhã” thành các “gia danh” do bộ Hộ soạn, được hoàng đế chuẩn y thi hành vào tháng 2 năm Minh Mạng thứ 5 (1824), đánh dấu một bước chuyển căn bản trong hệ thống địa danh của nhiều vùng đất, trong đó có dinh Quảng Nam (địa phận gồm tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng nay) - địa phương có số lượng địa danh được thay mới nhiều nhất. Đề tài giới thiệu nội dung phần thay đổi địa danh ở dinh Quảng Nam trong bản tấu nghị trên, khảo sát một cách có hệ thống địa danh được thay đổi trên thực tế.
Mai 2

Từ câu chuyện của quá khứ về địa danh ở Quảng Nam thế kỉ XIX, nhiều vấn đề cấp thiết có liên quan đến việc thay đổi địa danh hiện tại đảm bảo tính kế thừa khi giữ lại/ hàm chứa trong đó yếu tố gọi là ký ức thiêng liêng của vùng đất ấy. Ví dụ như việc lựa chọn đặt tên cho làng mới, thôn mới, khối phố mới, nhất là khi tiến hành tách, nhập các đơn vị hành chính cơ sở hiện nay cần được quan tâm đúng mức và phải hết sức cẩn trọng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các cơ quan có chức năng tham chiếu các yếu tố/ giá trị văn hóa làng xã để có những thay đổi phù hợp trong hệ thống địa danh cấp cơ sở hiện nay, giữ lại yếu tố gọi là “hồn vía” làng mạc và các mối quan hệ làng xóm truyền thống vốn có từ xa xưa.
Đề tài nghiên cứu này cũng xuất phát từ yêu cầu thực tế đào tạo, giảng dạy và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Cử nhân Lịch sử, Cử nhân Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch), Sư phạm Lịch sử của khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cũng như các chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn khác nói chung. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu hệ thống, cụ thể trên cơ sở đối chiếu quá trình biến đổi địa danh Quảng Nam qua nguồn sử liệu, có thể là một cuốn sách bỏ túi/ cẩm nang cho du khách, hướng dẫn viên; những người làm công tác quản lí văn hóa, dịch vụ - du lịch và những ai quan tâm.
[1] Dương Thị The, Phạm Thị Thoa (dịch và biên soạn) (2012), Địa danh làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.600-606.
[2] Nguyễn Tá Nhí (40), “Mấy suy nghĩ về tên gọi làng xã của người Việt”, Tạp chí Hán Nôm, số tháng 3 (40), tr.56-60.
[3] Nguyễn Duy Hinh (2005), Văn minh Đại Việt, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, tr.122-150.
[4] Bùi Anh Chưởng, “Vài nét về địa danh Hán Nôm trong bản tấu của bộ Hộ năm Minh Mệnh thứ 5 (1824)”,  Thông báo Hán Nôm học năm 2015, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.111-117.
[5] Trần Kế Hoa, “Bàn thêm về sự thay đổi của tên làng xã Kinh Bắc triều Nguyễn qua tư liệu Hán Nôm”, tham luận tham gia Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, Hà Nội, tháng 12.2016.
[6] Lê Thị Mai (2017), “Lần thay đổi địa danh làng xã năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) - Trường hợp dinh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 3 (112), tr.61-65.
[7] Lê Thị Mai (2017), “Thay đổi địa danh ở dinh Quảng Nam và các trấn Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên trong Minh Mạng tấu nghị”, Tham luận Hội nghị Nghiên cứu Hán Nôm thường niên năm 2017, tháng 8/2017.
 

Tác giả bài viết: HG thông tin

Nguồn tin: Tác giả cung cấp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây