KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ THỜI TRANG VÀ TẠO HÌNH TRANG PHỤC TRONG CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

Thứ tư - 25/10/2023 12:07
Qua nghiên cứu các tác phẩm hội họa của danh họa nổi tiếng phương Tây người nghiên cứu nhận thức rõ mối liên hệ giữa khoa học hội họa và thẩm mỹ thời trang. Dưới góc nhìn hiện thực, các họa sĩ đã giúp người thưởng họa nhiều thế kỷ thấy được dung mạo, toàn cảnh xã hội phương tây và thẩm mỹ trang phục với thị hiệu đương thời; qua đó có thêm những gợi mở cho người nghiên cứu về ý tưởng khám phá ngành công nghiệp May và Thời trang từ đó liên hệ vào thực tiễn để triển khai hướng sáng tác, vận dụng, đào tạo phù hợp môi trường giáo dục ở Việt Nam.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ THỜI TRANG VÀ TẠO HÌNH TRANG PHỤC TRONG CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI
Nghệ thuật thời trang đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, song đến thế kỷ ánh sáng của thế giới còn gọi là giai đoạn khai sáng nghệ thuật phương Tây thế kỷ 17, 18 mới xuất hiện nhiều xu hướng trang phục mang thẩm mỹ đa dạng gắn liền tôn giáo, văn hóa đương thời. Diện mạo đó được các họa sĩ ghi nhận trung thực trong chính các tác phẩm hội họa của mình dưới lăng kính của nghệ sĩ sáng tác đồng thời ghi nhận thẩm mỹ và văn hóa trang phục qua các thế kỷ trong lịch sử mỹ thuật thế giới thông qua loại hình hội họa đầy màu sắc, triết lý.
1. Vài nét khái quát về tạo hình và thẩm mỹ trang phục
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng sinh động, cụ thể, gợi cảm của người nghệ sĩ dành cho giới thưởng thức. Do nhu cầu và thực hiện cuộc sống sinh động, phong phú, có nhiều loại hình nghệ thuật xuất hiện: Nghệ thuật hội họa, nghệ thuật văn học, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh…
Trong đó có những loại hình nghệ thuật cùng chung một ngôn ngữ biểu đạt như hội họa – điêu khắc – kiến trúc – trang trí – đồ họa. Vì vậy chúng có cùng một tên gọi: nghệ thuật tạo hình. Các loại hình nghệ thuật tạo hình sử dụng ngôn ngữ là đường nét, hình, mảng, khối, màu sắc để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật như bức tranh, pho tượng, công trình kiến trúc, trang trí làm đẹp cho cuộc sống, môi trường. Có thể hiểu một cách đơn giản là nghệ thuật tạo hình là từ dùng chỉ các loại hình nghệ thuật tạo nên những hình tượng mang tính tạo hình trực tiếp bằng hệ thống ngôn ngữ hay phương tiện sáng tạo trực tiếp từ các loại chất liệu để tạo nên yếu tố biểu đạt của màu sắc, hình khối, không gian, ánh sáng.... trên bề mặt hai chiều.
Tác phẩm tạo hình mang tác động trực tiếp vào thị giác của người thưởng thức bằng hình khối, màu sắc, bố cục… có khả năng gợi không gian làm cho người thưởng thức như tiếp cận không gian phối cảnh theo luật viễn cận phương Tây (3 chiều) hoặc kiểu ước lệ không trong hội họa phương Đông (thâu ngàn dặm vào trong gang tấc). Nếu như nghệ thuật âm nhạc sử dụng ngôn ngữ âm thanh, để tạo nên những ca khúc, bản nhạc… tác động đến người thưởng thức qua giác quan thính giác. Tác phẩm âm nhạc cũng tạo nên những hình tượng nghệ thuật. Song những hình tượng đó không hiện lên bằng hình ảnh cụ thể mà thông qua những giai điệu, tiết tấu giúp người nghe cảm nhận liên tưởng… thì điểm khác biệt của mỹ thuật tạo hình đó là trực tiếp còn nghệ thuật âm nhạc gơi liên tưởng về không gian bởi âm nhạc chính là nghệ thuật cảu thời gia. Đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu, điện ảnh thì hình tượng nghệ thuật lại được tạo nên bằng ngôn ngữ tổng hợp: âm thanh, màu sắc… Kết hợp với sự biểu diễn của diễn viên và hệ thống kỹ thuật, ánh sáng… hỗ trợ. Do đó các loại hình nghệ thuật này cũng có một hệ thống ngôn ngữ và cách biểu đạt khác với nghệ thuật hội họa, điêu khắc… Như vậy ta thấy rằng mỗi loại hình nghệ thuật thường có một ngữ biểu đạt riêng và tác động vào một hay nhiều giác quan của con người, đưa đến cho con người sự cảm thụ và những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau. Thông qua đó con người có thể cảm nhận được những điều hay điều tốt… từ hiện thực cuộc sống, với nhiều loại hình nghệ thuật, với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau con người cảm nhận được cuộc sống một cách đầy đủ, hoàn thiện và sinh động bằng nhiều giác quan phong phú của mình. Âm nhạc đem lại cho con người những cảm thụ nghệ thuật thông qua thính giác. Nghệ thuật tạo hình lại tác động đến con người qua con đường thính giác thậm chí cả xúc giác.
Nghệ thuật tạo hình là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người, nó bao gồm nhiều ngành có cùng chung một phương tiện biểu đạt, tạo nên các mối quan hệ không gian và tác động đến người xem bằng cảm hứng thị giác. Vì vậy nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật thị giác hay mỹ thuật.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ thuật tạo hình không chỉ xuất hiện với các dạng thức biểu đạt của hội họa, điêu khắc mà nó còn tác động trực tiếp lên lĩnh vực thời trang, Trang phục có thể được thiết kế cho một mục đích cụ thể như bảo vệ hoặc thể hiện sự tôn trọng, hoặc được thiết kế để phục vụ cho một sự kiện cụ thể như lễ hội, đám cưới hoặc biểu diễn nghệ thuật song nó là sự phản ánh quy chiếu thị hiếu của thời đại, yếu tố tạo hình trong các trang phục được nghệ sĩ thiết kế biểu đạt qua hình, nét, fom mẫu, kiểu loại, hình thức trang trí... góp phần làm cho diện mạo nghệ thuật thêm đa dạng và góp phần thể hiện yếu tố thẩm mỹ, nhu cầu thời đại trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng này.  
Trang phục có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Trang phục giúp bảo vệ cơ thể: Trang phục đầu tiên của con người được sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố môi trường như nắng, mưa, gió và lạnh. Với sự phát triển của nền văn hóa và khoa học kỹ thuật, trang phục ngày càng được thiết kế để bảo vệ cơ thể khỏi các nguy hiểm khác như cháy nổ, bụi, khói và hóa chất.
Thể hiện cá tính: Trang phục là một cách để thể hiện cá tính và phong cách của mỗi người. Chúng ta có thể lựa chọn trang phục theo sở thích, tôn vinh nghề nghiệp, phản ánh cá tính và giá trị cá nhân.
Tạo ấn tượng đầu tiên: Trang phục đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên của mỗi người. Một bộ trang phục phù hợp và lịch sự có thể giúp tăng cơ hội trong các buổi phỏng vấn, gặp gỡ đối tác hoặc người quan trọng khác.
Thể hiện văn hóa: Trang phục còn thể hiện sự đa dạng và phong phú của các nền văn hóa trên thế giới. Mỗi nơi trên đất nước đều có trang phục truyền thống đặc trưng, từ đó thể hiện nét đẹp và giá trị văn hóa của mỗi dân tộc. Tác động đến tâm trạng: Trang phục cũng có tác động đến tâm trạng của mỗi người. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp có thể tạo cảm giác tự tin và thoải mái trong các hoạt động xã hội và công việc.
Thẩm mỹ là ngành học nghiên cứu bản chất của vẻ đẹp và nhận thức của từng cá nhân, đó là lý do tại sao nó có liên quan mật thiết đến nghệ thuật. Từ thẩm mỹ có nguồn gốc từ mỹ học Latinh hiện đại, và sau đó là từ tiếng Hy Lạp aisthētikós có nghĩa là “nhận thức hoặc khả năng cảm nhận” thông qua các giác quan.
Thẩm mỹ có những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó được sử dụng, mặc dù mọi thứ đều xoay quanh nhận thức về cái đẹp, trong lĩnh vực thời trang thẩm mỹ được dùng để chỉ nhận thức về cái đẹp thông qua các sưu tập, thể hiện trình dộ nhận thức, thị hiếu của lĩnh vực ứng dụng thiết kế trang phục phù hợp nhu cầu sử dụng của con người thời đại.
2. Lịch sử thời trang trên thế giới
Lịch sử thời trang đánh dấu sự ra đời của chiếc váy chiết eo huyền thoại trong những năm thập niên 50 thì thập niên 60 mở ra kỉ nguyên rực sáng và tràn ngập màu sắc. Trong dòng chảy của thời đại, bối cảnh lịch sử cùng văn hoá xã hội xoay vần kéo theo sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành công nghiệp thời trang. Mỗi thời kỳ lại đại diện cho một chuẩn mực thời trang chính thống, bởi thế mà thời trang đương đại chính là sự pha trộn và cách tân những hồn cốt tinh hoa của di sản những năm xưa cũ. Mỗi giai đoạn lịch sử, thẩm mỹ trang phục lại có chiều hướng thay đổi theo nhu cầu thời đại, trang phục biểu thị một phần nếp sống văn hóa, thị hiếu của con người đương thời.
Các kiểu váy thời trang thập niên 60 Ảnh: Shutter Stock
Sau tàn dư của cuộc chiến tranh thế giới thứ II khốc liệt, kinh đô thời trang Paris đã có cơ hội để quay trở lại với vị thế huy hoàng và rực rỡ vốn có. Có thể nói 1950 là một thập kỷ lừng lẫy, bởi sự ra đời bộ sưu tập New Look của nhà mốt danh tiếng Dior năm 1947 đã thay đổi bộ mặt của phụ nữ sau thời kỳ chiến tranh tăm tối.
Thời bấy giờ, hình tượng chuẩn mực cho người phụ nữ chính là thân hình đồng hồ cát với eo nhỏ, ngực đầy, vai thon và điều này đã được phản ánh trong phong cách thời trang Paris và toàn châu Âu, điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến các kiểu dáng trang phục của nhân vật trong tranh do các họa sĩ vẽ nên bằng cảm xúc thời thượng của chính mình.
Hình tượng nữ tính và thanh lịch được phụ nữ ưa chuộng và theo đuổi, tạo tiền đề cho sự ra đời của chân váy bút chì – một phát minh sáng tạo của bậc thầy thời trang Christian Dior trong bộ sưu tập Thu - Đông năm 1954. Được truyền cảm hứng bởi chân váy Hobble của thời trang thập niên 10, chân váy bút chì chính là kết tinh của âm hưởng cổ điển và đương thời mà ngày nay nhiều phụ nữ vẫn coi đó là chân lý và nguồn cảm hứng vô tận.
Ảnh: Moda Pour Femme
Với from áo thắt lại ở phần eo và ôm gọn nhẹ thân trên, New Look trở thành dấu ấn thời trang mang phong cách lịch sử giữa thế kỉ 19, nó mở ra chân trời mới cho thời trang tương lai của thế giới.
Hội họa phương Tây đã ghi nhận trung thực những biến đổi trong lĩnh vực thời trang thông qua bút pháp tả thực trong các tác phẩm của danh họa nổi tiếng, điều đó đã giúp cho những người thưởng họa phần nào đó nhận thức được chân dung điển hình về nhân vật trong hoàng tộc và kiểu dáng thời trang mang tính thời thượng của những nhân vật quan trọng trong xã hội với chủ đề hoàng gia hay trang phục bình dân của tầng lớp lao động ở nông thôn.
Bên cạnh chân dung con người đại trà trong xã hội, những họa sĩ hoàng gia thường nói chung ở Pháp và làn sóng hiện thực lan dần khắp châu Âu với tên tuổi lừng danh cả họa sĩ ánh sáng Rembrandt ở Hà Lan đã đem đến một thiên sử cho hội họa phương Tây thế kỷ 18, ông thường vẽ chân dung những nhân vật hoặc đặc tả chân dung và những tấm thân mỹ miều kiêu sa, chân dung Vua ở những thời điểm lịch sử khác nhau, ánh sáng trong tranh của ông huyền diệu với sự khám phá khoa học màu sắc tài tình. Nghệ thuật hội họa của ông là hội họa của ánh sáng và sự phản chiếu những hiện tượng khúc xạ ánh sáng, hiện tượng tán xạ và sự quy tụ hệ màu trong những yếu tố khoa học vậy lý nhằm biểu đạt sự chân thực về con người, về vẻ đẹp chân dung và các kiểu dáng trang phục nhân vật trong tranh quện hòa với không gian và bối cảnh tài tình.
Rembrandt bắt đầu cầm bút vẽ từ rất sớm với những bức họa chịu ảnh hưởng của Lastman và Lievens với đề tài chủ yếu xoay quanh chủ đề tôn giáo hay dựa theo các câu chuyện ngụ ngôn. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp hội họa (1625-1642), Rembrandt đã có phong cách vẽ mềm mại, trơn nhẵn cùng việc nắm bắt ánh sáng và kỹ thuật phối hợp sống động.
Tuy nhiên, từ năm 1650, phong cách vẽ của có Rembrandt có sự biến chuyển rõ rệt, từ mềm mại chuyển sang thô ráp và sử dụng tương phản ánh sáng mạnh để mô tả sắc nét hơn cảm xúc của mẫu vật. Ngoài vẽ tranh, Rembrandt cũng là một nghệ sĩ khắc bản in với nhiều tác phẩm tranh phong cảnh, thể hiện tư tưởng tự do và phóng khoáng.
Rembrandt đã thấy được sự chuyển động tự nhiên và tuyệt vời của cảm xúc. Các tác phẩm của họa sĩ người Hà Lan được chia làm ba mảng: tranh chân dung, tranh phong cảnh và tranh minh họa. Đặc trưng phong cách vẽ tranh chân dung  của Rembrandt là ánh mắt nhân vật khi viền ngoài khuôn mặt được làm mờ, từ đó chuyển trọng tâm của tranh vào đôi mắt được vẽ chi tiết, có biểu cảm.
   Rembrandt là một họa sĩ kế thừa và phát triển phong cách ánh sáng  Baroque phần nào ảnh hưởng hoạ sĩ Caravagio, ông vẽ nhiều đề tài: Tôn giáo, thần thoại, hiện thực. Một mảng tranh nổi tiếng của ông là mảng tranh chân dung tự hoạ. Qua các chân dung tự hoạ họa sĩ thể hiện được những tâm trạng và sự thật tinh thần, thế giới nội tâm của chính mình. Một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của ông đó là ánh sáng và bóng tối. Đó là khả năng có một không hai về bộc lộ và che dấu, những phần ánh sáng là sự bộc lộ, bóng tối là sự ẩn giấu. Tuy vậy trong tranh của mình ông đã biểu hiện một thứ bóng tối đặc biệt: Một thứ bóng tối trong suốt và sâu thẳm.
Các nhân vật trong tranh như lần lượt theo thứ tự của các sắc độ tinh tế hiện ra từ trong bóng tối. Ánh sáng Baroque đã được hoạ sĩ khai thác triệt để, mạnh mẽ và tinh tế. Nhìn vào tranh Rembrandt, điều làm hấp dẫn và thu hút người xem đầu tiên là ánh sáng rực rỡ, trong trẻo rọi chiếu các nhân vật chính. Sau đó toả ra theo sự sắp xếp, bố trí một cách cân đối, hài hoà trên các nhân vật khác, tạo ra một hệ thống chiếu sáng hợp lý.
Các nhân vật trong tranh của ông như lần lượt bước ra dưới ánh sáng. Họa sĩ còn đặc biệt thể hiện một điều nữa khá thành công trong tranh là màu sắc. Để diễn tả được ánh sáng rực rỡ, sóng sánh đó tác giả đã sử dụng một hoà sắc màu nóng, sâu lắng khao học thuần khiết. Tranh có nhiều nhân vật song mỗi người một dáng, một vẻ vô cùng sinh động. Tất cả các yếu tố bố cục, hình, dáng, màu sắc, ánh sáng kết hợp hài hoà tạo ra một bức tranh đẹp, độc đáo và biểu hiện sâu sắc.
Trích đoạn tác phẩm “Tuần đêm” (1642), Danh họa Rembrandt Nguồn. www.dkn.tv
Tác phẩm nghệ thuật của ông có tính chất tiêu biểu, mẫu mực; Các nhà lý luận, phê bình nghệ thuật thường mệnh danh ông là họa sĩ của Ánh sáng. Thông qua tranh của Rembrandt nói riêng và các họa sĩ nói chung, những dấu ấn thời trang được thể hiện rõ nét, phong phú và mang nhiều màu sắc văn hóa của thời đại cùng sự phát triển kết hợp hoàn hảo trong lĩnh vục tạo hình và mỹ thuật ứng dụng.
Kết luận
Lịch sử thời trang đã có nhiều diễn biến, có những lúc thăng trầm theo diễn biến lịch sử để ghi nhận lại cảm xúc, sự biến đổi văn hóa, nhu cầu thẩm mỹ của thời đại và hơn hết là gu nhận thức thẩm mỹ của con người. Mỗi người có những lựa chọn khác nhau về cách ăn mặc, phong cách thiết kế song dưới góc nhìn của họa sĩ về trang phục, những bộ thời trang thiết kế được con người trưng diện lại mang theo nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ, nó chứa đứng sự hiểu biết về lĩnh vực tạo hình thời trang, là khoa học màu sắc và kết tinh của tình yêu nhân văn về những giá trị kết hợp nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong tranh, là bản ghi nhận trung thực những tiến bộ, văn mình và nếp sống con người trong mỗi thời đại.
Tác giả: ThS. Ngô Văn Sơn, Khoa TKTT&CNM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây