Ngành Việt Nam học (Khoa Lịch sử) - Nơi tiếp lửa đam mê, khơi nguồn sáng tạo

Thứ năm - 26/04/2018 11:51
Ngành Việt Nam học (Khoa Lịch sử) - Nơi tiếp lửa đam mê, khơi nguồn sáng tạo
Ngành Việt Nam học xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 2001 - 2002 dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tính đến nay, ngành Việt Nam học đã có mặt trên 76 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Ngành Việt Nam học tuy là một ngành mới nhưng đã có nhiều thành công đáng kể, đặc biệt quan trọng trong tiến trình Việt Nam đang xây dựng và hội nhập sâu rộng vào quốc tế. Hiện nay, ở một số trường, ngành Việt Nam học được đào tạo theo hướng chuyên ngành Văn hóa - Du lịch. Ngành Việt Nam học được coi là ngành có cơ hội việc làm rộng mở trong khối ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nắm bắt được xu thế đó, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng đã thành lập ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa - Du lịch) ngay từ năm 2006.
Dù mới được thành lập nhưng ngành Việt Nam học, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã nhanh chóng thu hút được một số lượng đáng kể sinh viên theo học. Từ những con số khiêm tốn ban đầu, hơn 40 sinh viên/lớp, đến nay đã tăng lên hơn 70 sinh viên/lớp, đặc biệt năm 2017 khoa đã tuyển sinh 3 lớp với tổng số 218 sinh viên. Tổng số sinh viên VNH đang học tập ở khoa là hơn 400 sinh viên và đã có gần 500 sinh viên VNH tốt nghiệp ra trường.
Với tâm niệm chất lượng đào tạo chính là mấu chốt của bài toán thu hút người học và sinh viên luôn là đối tượng trung tâm, những năm qua, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy với đội ngũ cán bộ có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ được đào tạo từ hai chuyên ngành văn hóa và du lịch ở các trường đại học, các viện nghiên cứu nổi tiếng trong nước như Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Khoa Du lịch - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội...
Về nội dung giảng dạy, phần lớn các môn học liên quan đến nghiệp vụ văn hóa, du lịch đều có nội dung thực tế phù hợp để cung cấp kiến thức thực tế cho sinh viên và rèn luyện kĩ năng sống hiện đại, tích cực, phục vụ thiết thực cho công việc tương lai của sinh viên như:
 - Các học phần văn hóa: Cơ sở văn hóa Việt Nam; Văn hóa ẩm thực; Phong tục, tập quán, lễ hội; Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, Văn hóa Chăm, Lịch pháp học…
- Các học phần du lịch: Nhập môn khoa học du lịch, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Kinh tế du lịch, Thị trường du lịch, Thanh toán quốc tế, Quản trị kinh doanh lữ hành, Du lịch làng nghề, Du lịch sinh thái, Tổng quan ngành lưu trú, Văn hóa du lịch…
Mặt khác, các hoạt động thực tế, dã ngoại, tham quan học tập, rèn luyện kĩ năng mềm thông qua hoạt động Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên được đẩy mạnh và chú trọng vào chiều sâu. Trong quá trình học tập tại khoa, sinh viên Việt Nam học có một chương trình đi thực tế từ 7 - 10 ngày theo chương trình học, có thu hoạch và điểm thực tế. Cụ thể:
-  Học tập thực tế bộ môn ở các địa phương, các khu vực: Các điểm văn hóa - du lịch miền Bắc (với các điểm dừng chân tham quan ở Huế, Nghệ An, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Nội) và các điểm văn hóa - du lịch miền Nam (với các điểm dừng chân tham quan ở Nha Trang, Đà Lạt, TP HCM, An Giang, Cà Mau).
- Các hoạt động tham quan ngoại khóa, hỗ trợ cho các môn học: Tham quan các làng nghề ở Đà Nẵng và Quảng Nam trong học phần Du lịch làng nghề; tham quan Bảo tàng điêu khắc Chămpa ở Đà Nẵng và các di tích Chăm ở Quảng Nam trong học phần Văn hóa Chăm; tham quan các điểm văn hóa - du lịch ở Quảng Nam trong học phần Tài nguyên du lịch và Tuyến điểm du lịch…
Bên cạnh đó, sinh viên Việt Nam học sẽ có một đợt kiến tập năm thứ ba và một đợt thực tập cuối khóa để “hiện thực hóa” những kiến thức đã học thành sản phẩm cụ thể, giúp sinh viên tiếp cận thật tốt với định hướng nghề nghiệp của mình.
Trong xu thế hội nhập thế giới như hiện nay, ngành Việt Nam học ngày càng trở thành một ngành học có sức hút lớn. Cơ hội và triển vọng việc làm của sinh viên Việt Nam học hiện nay ngày càng rộng mở và thuận lợi. Với kiến thức và các kĩ năng được trang bị, sau khi tốt nghiệp, sinh viên Việt Nam học có thể đảm nhiệm công việc ở các lĩnh vực như:
- Hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước; Thuyết minh viên tại các bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa.
- Nhân viên trong cơ quan, đại lý du lịch hoặc các khu vui chơi giải trí; Lễ tân khách sạn, nhà hàng; Thiết kế - Tiếp thị - Quản trị chương trình du lịch; Quảng cáo, tổ chức sự kiện.
- Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, du lịch; các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học; Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước Việt Nam.
- Giảng dạy tại các trường CĐ, ĐH có ngành Việt Nam học hoặc dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Cử nhân Việt Nam học cũng có cơ hội để nâng cao trình độ, bằng cấp khi một số nơi ở Việt Nam như khoa Việt Nam học - ĐH Sư phạm Hà Nội, khoa Việt Nam học của Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã đào tạo Thạc sỹ. Bên cạnh đó, cử nhân ngành Việt Nam học có khả năng học thạc sĩ hoặc tiến sĩ các ngành liên quan đến Việt Nam học để mở rộng phạm vi nghề nghiệp như: văn hóa, văn học, lịch sử, văn hóa các dân tộc thiểu số, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, du lịch, báo chí, ngôn ngữ…
Ngành Việt Nam học thuộc Khoa Lịch sử-Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng - Nơi giúp bạn thực hiện ước mơ “Đi thật xa để trở về”!

 

Nguồn tin: Khoa Lịch sử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Công đoàn Khoa Lịch sử vinh dự nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Về công tác giảng dạy, năm học vừa qua là năm tuyển sinh thành công của Khoa lịch sử với số lượng hồ sơ đăng kí vào Khoa đứng vào top cao của Trường, riêng ngành Việt Nam học tuyển được hơn 200 sinh viên, chia làm ba lớp. Công đoàn viên luôn thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế thi cử,...

Truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,248
  • Tháng hiện tại72,220
  • Tổng lượt truy cập1,454,646
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây